Tìm theo:

Cả nước quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

Phạm Mai Phượng Thứ năm, 01/08/2024 - 10:21

Điểm sáng trong bức tranh xám màu

Năm 2022 chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: vừa tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/15 chỉ tiêu đề ra (chỉ không đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội). Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm, gặp nhiều rủi ro, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 8% (cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5% và là mức cao so với thế giới). So với năm 2021, năm 2022 thu ngân sách nhà nước tăng 14%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,5%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD (tăng 10%); kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức 3,15%; các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm; thị trường tài chính - tiền tệ cơ bản ổn định... Đặc biệt, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động, tích cực chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổng kết lý luận và thực tiễn, xây dựng trình Bộ Chính trị xem xét, ban hành các nghị quyết mới về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ 6 vùng KT-XH của cả nước. Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, rõ nét; các cấp, ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng hơn, hành động tích cực hơn, đối với vấn đề phát triển văn hóa xã hội. Đã kiểm soát có hiệu quả đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác cũng như nguy cơ "dịch chồng dịch", tạo cơ sở quan trọng cho việc mở cửa, phục hồi và phát triển KT-XH. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng, triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt, hiệu quả, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh; tăng cường, kế thừa, phát huy tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm thời gian qua; kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn hơn giữa "xây" và "chống". Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đã tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh rất lớn. Tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiểm soát, đẩy lùi; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng tiếp tục được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được đông đảo người dân đánh giá cao, đồng tình ủng hộ...

Trong năm 2022, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kịp thời ban hành, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị quan trọng về phát triển KT-XH; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...

Đoàn kết, nỗ lực hơn nữa

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Trung ương Đảng đã có Kết luận, Quốc hội đã có Nghị quyết về phát triển KT-XH; trong đó xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

Cần chủ động trước mọi tình huống, đặc biệt là những khó khăn, thách thức mới phát sinh; không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả, thành tích đạt được; vì mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ năm 2023 và cả nhiệm kỳ khóa XIII rất cao, trong khi nước ta vẫn đang phải đối diện không ít khó khăn, thách thức lớn. Quán triệt sâu sắc hơn nữa, tổ chức thực hiện thật nghiêm thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh, bền vững; chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hóa, giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết có hiệu quả những khó khăn, hạn chế, yếu kém, cả trước mắt lẫn lâu dài của nền kinh tế, để giữ vững đà phục hồi, tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn; tạo chuyển biến mạnh hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Cần quan tâm hơn nữa nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn; chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; khẩn trương xử lý, khai thông việc cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và quan tâm hơn nữa việc phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội.

Cùng đó, tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.

Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cần tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả... Công tác cán bộ cần làm tốt hơn nữa để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì nước vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người vướng vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Kỷ luật, kỷ cương cần được siết chặt cùng với việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn tham nhũng". Cần chấn chỉnh, loại bỏ tư tưởng bàn lùi, lo ngại việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tìm theo:

Trăn trở tin yêu đồng bằng

Tạp chí giấy  -  1 tháng trước

(PLPT) - Hai năm qua, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hai Báo cáo Kinh tế Thường niên, kết quả hợp tác giữa Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ với Trường Chính sách công & Quản lý Fulbright (FSPPM). Các báo cáo nghiên cứu vùng kinh tế đầu tiên cả nước, ĐBSCL được coi là điển hình về liên kết để hình thành thiết chế vùng kinh tế trong tương lai. Báo cáo 2020 công bố ngày 14/12/2020, Báo cáo 2022 công bố ngày 1/8/2022.

Cần sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp

Tạp chí giấy  -  1 tháng trước

(PLPT) - Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề mới đặt ra; trong đó có vai trò của công tác xã hội (CTXH), nhất là CTXH trong lĩnh vực tư pháp đang đối diện không ít thách thức, đòi hỏi làm sao để CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp, được xã hội đón nhận như một nhu cầu tất yếu.

Trước hiểm họa biến mất đồng bằng sông Cửu Long

Tạp chí giấy  -  1 tháng trước

(PLPT) - “Có thể con cháu chúng ta sẽ không còn thấy 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau 78 năm nữa”. Đây là ý kiến được đưa ra tại tọa đàm “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL - Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát” được tổ chức ở Cần Thơ ngày 19/12/2022. Hiểm họa ấy, theo nhiều chuyên gia, có thể tránh được, nếu từ bây giờ hạn chế khai thác cát, sử dụng vật liệu khác thay cát trong xây dựng. Đó là các công trình xanh mà nhiều nước trên thế giới và ở nước ta đã xây dựng.