Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Nhiều bài học sâu sắc từ phiên tòa xét xử các bị cáo tấn công trụ sở UBND hai xã ở Đăk Lăk

System Thứ hai, 01/04/2024 - 18:29

Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk vừa xét xử lưu động, công khai đối với 100 bị cáo tấn công trụ sở UBND hai xã ở huyện Cư Kuin ngày 11/6/2023 - Vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm”.

Bản án nhân văn, đúng người, đúng tội  

      Trong tổng số bị cáo, có 53 bị cáo phạm tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" (theo Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự - BLHS); 26 bị cáo phạm tội “khủng bố” (theo Điểm a, Khoản 2, Điều 299 BLHS); 18 bị cáo phạm tội "khủng bố" (theo điểm a, b, Khoản 2, Điều 299 BLHS); 1 bị cáo (Y Nit Niê) phạm tội “khủng bố” (theo Điểm a, Khoản 2, Điều 299 BLHS); 1 bị cáo phạm tội "tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép" (theo Khoản 1, Điều 348 BLHS); 1 bị cáo phạm tội "che giấu tội phạm" (theo Điểm a, Khoản 1, Điều 389 BLHS). Sáu bị cáo còn đang lẩn trốn (Công an Đăk Lăk đã phát lệnh truy nã đặc biệt) phạm tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân".

     Phiên tòa tiếp tục làm rõ: Rạng sáng 11/6/2023, gần 100 người bịt mặt mang theo vũ khí tấn công các trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, làm 4 công an tử vong và làm bị thương 2 công an khác. Trên đường di chuyển, nhóm này còn tấn công làm 2 cán bộ UBND xã và 3 người dân tử vong; bắt 3 con tin trên đường chạy trốn. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại tính mạng, sức khỏe nhiều cán bộ, chiến sĩ công an và người dân. Mục đích của nhóm khủng bố là lật đổ chính quyền nhân dân, thành lập "Nhà nước Đề-ga".

    Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định: Do thiếu hiểu biết, gặp khó khăn về kinh tế, có vướng mắc trong cuộc sống cá nhân, một số người dân bị nhóm lưu vong ở nước ngoài lôi kéo tham gia tuyên truyền, kích động bạo loạn. Nhóm trong nước lôi kéo, đe dọa, uy hiếp nhiều người dân, thành lập lực lượng "Lính Đề ga", tham gia hoạt động khủng bố. Quá trình điều tra, các bị can bị bắt, bị khởi tố đều thừa nhận hành vi phạm tội. Theo họ, do đời sống khó khăn và kém hiểu biết, lại bị đe dọa nên họ lỡ tham gia vụ này. Họ xin Nhà nước khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Họ thành khẩn khai báo, nhận thức sâu sắc và hối hận về hành vi, hậu quả phạm tội. Kết quả xét hỏi tại phiên tòa hoàn toàn phù hợp những tài liệu, chứng cứ đã được Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Đắk Lắk thu thập; đồng thời phù hợp những tài liệu, chứng cứ khách quan khác.

      Sau khi xem xét toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ với từng bị cáo, thực hiện chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước, khoan hồng của pháp luật Việt Nam, HĐXX tuyên phạt: 10 án tù chung thân đối với 10 bị cáo phạm tội “khủng bố” (trong đó có Y Sôl Niê, sinh năm 1979, cư trú tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ, là một trong 5 người cầm đầu); 5 án tù 20 năm đối với 5 bị cáo. Cùng đó, ngoài Bị cáo Lê Văn Nghĩa "tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép" (bị phạt 2 năm tù) và Bị cáo Ysing Bya "che giấu tội phạm" (bị phạt 9 tháng tù giam), các bị cáo còn lại phải nhận án tù từ 3 năm rưỡi đến 19 năm (tùy theo mức độ phạm tội). HĐXX còn tuyên 92 bị cáo phải bồi thường dân sự đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại vật chất, tinh thần.

   Theo dõi diễn biến phiên tòa, dư luận chung đồng tình với phán quyết của Tòa. Việc xét xử được tiến hành công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục. Bản án đã thể hiện phân hóa các bị cáo đúng người, đúng tội, đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của phâp luật.

     Theo Mục sư Y Djan Êban (quản nhiệm chi hội Tin lành buôn Kniêt, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin), các hình phạt thích đáng, đúng pháp luật Việt Nam. Cùng nhận xét, Mục sư Y Blơh Niê (quản nhiệm chi hội Tin lành buôn Adrơng Prông, xã Cư Pơng, huyện Krông Buk) nhìn nhận: “Các bị cáo vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng như vậy càng cần bị xử lý nghiêm, để không còn xảy ra vụ việc tương tự”.

     Pháp luật nghiêm trị người phạm tội nhưng cũng tạo điều kiện khoan hồng cho người biết nhận ra tội lỗi, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Trong quá trình điều tra, các bị cáo đều thể hiện hợp tác với cơ quan chức năng. HĐXX đã xem xét tất cả tình tiết vụ án trước khi phán quyết. Với những người khủng bố, có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, là phản dân, hại nước, cần phải xử lý nghiêm theo đúng pháp luật. Với những người bị lợi dụng, lôi kéo, sự hối cải được coi là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt, giúp họ có cơ hội làm lại cuộc đời.

      Theo dõi phiên tòa, TS Nguyễn Thị Thanh Thủy (Học viện An ninh nhân dân) nhận thấy đã xuất hiện những tình tiết mới, có tính chất giảm nhẹ, đối với các bị cáo. Đa số họ là người dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, nhận thức còn lạc hậu, hiểu biết pháp luật chưa sâu. Quá trình bị bắt, xử lý, các bị cáo dần nhận ra tội lỗi của mình, hiểu thấu âm mưu, thủ đoạn của lực lượng thù địch và thể hiện ăn năn hối cải. Gia đình các nạn nhân cũng mong họ nhận rõ và sửa chữa sai lầm. Mức phạt thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, kết hợp với khoan hồng của Nhà nước; cũng là lời cảnh báo những người có ý định tương tự hoặc đang bị lực lượng phản động lôi kéo, hãy sớm tỉnh ngộ.

     Bà H’Liên Niê, trưởng buôn Ea Liăng (Cư Pơng, Krông Buk, Đăk Lăk) mong các bị cáo cải tạo thật tốt để sớm được trở về làm lại đời mình; mong mọi người luôn đoàn kết, vững tin Đảng, Nhà nước.

     Từng nghe theo Fulro (một tổ chức phản động) làm việc sai trái 20 năm trước, nay càng hiểu rõ bản chất, nguyên nhân tội ác, Mục sư Y Bhiu Bya kêu gọi các bị cáo hãy ăn năn hối cải như ông; sẽ được khoan hồng, tạo điều kiện sống “tốt đời đẹp đạo”.

Hậu quả sự chống phá trong thời gian dài

     Nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Tư pháp Quốc hội nhận định: Vụ án gây hậu quả rất nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe cán bộ, người dân; ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, chính trị địa phương; Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước, triển khai giải pháp tổng thể, nắm chắc tình hình, rút kinh nghiệm để phòng ngừa, không để xảy ra vụ việc tương tự.

    Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đăk Nông) đánh giá rất cao nghiệp vụ xử lý nhanh, dứt điểm của Bộ Công an và các đơn vị liên quan. Tuy vậy, ông Mai lo ngại nguy cơ mất an ninh trật tự tại Tây Nguyên và khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Theo ông Mai, khu vực này phần lớn có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, chia cắt, hiểm trở, dân cư thưa thớt, nhiều người di cư không theo kế hoạch. Những đặc thù ấy khiến các loại tội phạm thường xuyên lựa chọn để trà trộn, lẩn trốn, có trường hợp mấy chục năm mới bị phát hiện. Từ đó ông Mai kiến nghị, thông qua việc xây dựng luật về lực lượng an ninh cơ sở, Bộ Công an cần kiện toàn công tác phòng chống tội phạm; vừa nâng cao chất lượng nghiệp vụ bằng việc chính quy công an xã, vừa đảm bảo yếu tố gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời diễn biến tại cơ sở; các ngành công an, tòa án, kiểm sát cần quan tâm hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên, tăng cường năng lực cán bộ, trang thiết bị, cơ sở vật chất - "Tây nguyên ổn định sẽ là điều kiện để Nhà nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ".

Lực lượng chức năng bắt giữ một trong những người dùng vũ khí gây bạo loạn ở Đăk Lăk ngày 11/6/2023  

       Đại biểu Quốc hội Đinh Văn Thê (Gia Lai) yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý việc mua bán hàng cấm, nhất là vũ khí. Nêu ví dụ vừa qua một số địa phương phát động "đổi gạo lấy vũ khí" thì phát hiện vũ khí trái phép trong dân rất nhiều, thậm chí nhiều thứ còn rất mới, không phải thời chiến tranh để lại, ông Thê hỏi "Tại sao khối lượng lớn vũ khí nóng như thế được tuồn vào, hình thành các vụ chống người thi hành công vụ, sát thương cán bộ, người dân?".

     Thứ trưởng bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết: Vụ án này là hậu quả tất yếu, tích tụ khi các thế lực thù địch không ngừng chống phá trong thời gian dài chứ không phải một chuyện đơn thuần do ta sơ suất mà bị. Trước khi vụ án xảy ra, Bộ Công an đã có nhiều văn bản tham mưu, đề cập nhiều vấn đề sâu xa; từ cội nguồn về kinh tế - xã hội, yếu tố phân hóa giàu nghèo, quản lý đất đai, đến xây dựng hệ thống chính trị và một số nội dung khác liên quan an ninh trật tự cơ sở. Sau vụ việc này, Bộ Công an đã cùng cấp ủy, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên làm rõ nguyên nhân, đề xuất nhiều giải pháp ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn.

Tội phạm sử dụng vũ khí diễn biến phức tạp

      Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng vũ khí diễn biến ngày càng phức tạp, vụ án này là một điển hình. Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu thẩm định về đề nghị xây dựng Luật (sửa đổi), do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

      Bộ Công an cho biết: Sau 5 năm triển khai, luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (năm 2017) dần phát sinh bất cập, chưa đáp ứng công tác quản lý nhà nước và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

     Trong khoảng thời gian trên, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ gần 20.000 vụ, gần 32.000 đối tượng vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Con số này cho thấy tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, vũ khí tương tự vũ khí thô sơ (dao, kiếm…), mua bán, vận chuyển trái phép linh kiện vũ khí và dùng dao gây án diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng, xảy ra nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; điển hình là vụ khủng bố tại Đăk Lăk, Công an thu được 20 khẩu súng (8 súng quân dụng, 12 súng tự chế), 2 lựu đạn, 1.199 viên đạn, 15 kíp nổ, 1200 gam vật liệu nổ, 32 dao kiếm…

      Thực tế phức tạp như vậy nhưng việc xử lý đối với các hành vi chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí lại gặp rất nhiều khó khăn; do luật hiện hành quy định các khái niệm về vũ khí chưa khái quát, còn tách bạch giữa vũ khí quân dụng với các loại vũ khí khác. Bộ luật Hình sự cũng chỉ quy định chế tài xử lý hình sự đối với các hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng. Lợi dụng kẽ hở đó, nhiều người đã chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép súng tự chế (súng bắn đạn ghém, súng săn, súng nén ga, súng nén hơi…); vũ khí thô sơ (dao, lưỡi lê, đao, kiếm, giáo, mác, thương, mã tấu…) và linh kiện để lắp ráp vũ khí. Cùng đó, việc phát triển của khoa học - công nghệ thường xuyên nghiên cứu, chế tạo ra các loại vật liệu nổ công nghiệp mới nhưng không trong danh mục vật liệu nổ công nghiệp, dẫn tới quản lý gặp nhiều khó khăn, nhất là trong đấu tranh, bắt giữ không có căn cứ để xác định.

     Từ đó, Bộ Công an cho rằng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các khái niệm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cũng như một số quy định về hành vi bị nghiêm cấm và công tác quản lý. Trong Dự thảo, Bộ Công an đề xuất quy định vũ khí bao gồm 2 loại: vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao; bãi bỏ các khái niệm “súng săn”, “vũ khí thô sơ” tại luật hiện hành; bổ sung khái niệm “linh kiện vũ khí”, “công cụ hỗ trợ”, “vật liệu nổ công nghiệp” mới; bổ sung khái niệm “phương tiện sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt”. Đồng thời bổ sung quy định về quản lý, sử dụng các loại phương tiện và dao vào mục đích lao động sản xuất, sinh hoạt; nhằm quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phương tiện và dao; để phục vụ công tác quản lý nhà nước và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

       Theo đề xuất của Bộ Công an, vũ khí quân dụng bao gồm: vũ khí cầm tay, vác vai, hạng nhẹ, hạng nặng; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; súng bắn đạn ghém, súng nén ga, súng nén hơi; dao, lưỡi lê, đao, kiếm, giáo, mác, thương, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu được trang bị cho các đối tượng theo quy định của luật này để thi hành công vụ hoặc không thuộc đối tượng được trang bị theo quy định của luật này nhưng sử dụng với công năng, tác dụng như vũ khí…

      Phương tiện dùng vào mục đích lao động sản xuất, sinh hoạt, là công cụ được chế tạo có cấu tạo đơn giản được dùng cho lao động sản xuất, sinh hoạt; nhưng khi dùng vào mục đích trái pháp luật có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất.

      Như vậy, sẽ có thêm nhiều loại vũ khí được bổ sung vào diện vũ khí quân dụng, kéo theo những thay đổi trong xử lý hành vi vi phạm liên quan. Ví dụ, hành vi tàng trữ súng bắn đạn ghém, kiếm, mã tấu hoặc tương tự (như Dự thảo nêu) có thể bị xử lý hình sự.

                                                                                                  Anh Vũ

 

     Cáo trạng cho biết: Năm 2015 Y Mut Mlô cầm đầu tổ chức "Nhóm hỗ trợ người Thượng" (MSGI) tại Mỹ thường xuyên liên lạc, móc nối, lôi kéo H’Wuên Êban (Amí Sân) tham gia, để tiến hành hoạt động vũ trang, giết người, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm gây tình trạng hoảng sợ trong nhân dân, gây mất an ninh trật tự tại tỉnh Đăk Lăk, nếu thành công sẽ mở rộng sang các tỉnh khác. Đồng thời, Y Mut Mlô giới thiệu H’Wuên Êban với các thành viên khác của MSGI, gồm: Y Čhik Niê (phó chỉ huy), Y Niên Êya (thủ quỹ), Y Bút Êban (Y Bé Êban - phụ trách tập hợp, thông báo khi họp); Y Chanh Bya (Y Kăn Buôn Ya) và Y Sôl Niê là thành viên cốt cán.

     Tháng 8/2018, Y Quynh Bdap vượt biên sang Thái Lan, thành lập tổ chức "Người Thượng vì công lý" (MSFJ), kích động, lôi kéo người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoạt động vũ trang, khủng bố. Trong năm 2018, Y Quynh Bdăp cùng H'Wuên Êban và nhiều người khác tụ tập tại nhà Y Krông Phôk để lôi kéo thành viên, chuẩn bị vũ khí, tập võ và rèn luyện sức khỏe để bạo động chống chính quyền. Y Quynh Bdăp phân công H'Wuên Êban cầm đầu lực lượng Đề-ga trong nước, Y Krông Phôk cầm đầu nhóm Huyện Lăk và Krông Ana (Đăk Lăk). Đến năm 2019, H’Wuên Êban đồng ý tham gia MSGI, tìm viện trợ từ nước ngoài để hoạt động chống chính quyền, tiến tới thành lập "Nhà nước Đề-ga". Từ năm 2019 đến tháng 6/2023, H’Wuên Êban trực tiếp tuyển mộ, lôi kéo, tập hợp người dân tộc thiểu số nhẹ dạ, cả tin tại Đăk Lăk để thành lập nhóm vũ trang "Lính Đề-ga"; quyên tiền mua vũ khí, tổ chức tập võ để chuẩn bị hoạt động khủng bố, phá hoại. H’Wuên Êban cùng một số “đẩu đảng” (Y Thô Ayun, Y Tim Niê…) còn dụ dỗ, đe dọa, cưỡng ép nhiều người khác tham gia "Lính Đề-ga".

 

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.