Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bộ Tài chính đề xuất tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025

Khánh Huyền Thứ tư, 06/11/2024 - 15:54
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, theo đó quy định cụ thể về tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp năm 2025.

Dự thảo nêu rõ, các bộ, cơ quan Trung ương tạo nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định; đồng thời khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, phải xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với dự toán năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dành cho cải cách tiền lương.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới phải xác định số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025. Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 của các địa phương, đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo chế độ quy định. (Ảnh minh hoạ)

Theo dự thảo, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 của các địa phương bao gồm:

a) 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2024 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được loại trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ);

b) 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023;

c) 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được khấu trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ);

d) 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra (khi xây dựng dự toán) từ việc giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư chuyển sang;

e) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thể cắt giảm) dự toán năm 2025 đã được cấp có thẩm quyền giao, gồm: 10% dự toán chi thường xuyên năm 2023, 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 tăng thêm so với 2023 và 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với 2024;

g) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2025. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:

- Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được NSNN bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

+ Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được NSNN bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

+ Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).

+ Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định);

h) Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện.

Dự thảo cũng nêu rõ, ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo chế độ quy định.

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép mua bán vàng, không ấn định địa điểm

Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép mua bán vàng, không ấn định địa điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 giờ trước

Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?

 Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Công ty viễn thông bị xử phạt 70 triệu đồng vì cuộc gọi rác quấy rối, đòi nợ: Mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Thời gian vừa qua, tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào hay lừa đảo đang ngày càng phức tạp, khi các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng hoặc thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng qua vụ án cụ thể

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng qua vụ án cụ thể

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Những năm qua, các vụ án khiếu kiện về tranh chấp đất đai, khiếu kiện về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn biến rất phức tạp. Vụ án sau đây là một minh chứng.

Bộ Công an đề xuất phạt nặng hành vi cầm cố, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID

Bộ Công an đề xuất phạt nặng hành vi cầm cố, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Các hành vi như cầm cố, mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử VNeID để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị phạt tới 6 triệu đồng.

Đọc nhiều