Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bộ Tài Chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Khánh Huyền Thứ hai, 14/10/2024 - 19:09
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án giảm tiền thuê đất năm 2024. (Ảnh minh họa)

Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có Bão số 3. Ước cả năm GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%, trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%, công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% và dịch vụ giảm 0,22%.

Ngày 15/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo số 7399/BC-BKHĐT báo cáo Thường trực Chính phủ về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 Yagi (cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua), các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất, kinh doanh; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đề xuất giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và hoàn lưu bão, ngập lụt, lũ quét...

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Tài chính; căn cứ nhiệm vụ Quốc hội giao Chính phủ năm 2024 tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới; đồng thời để kịp thời hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi Bão số 3 Yagi, dự phòng các kịch bản về thiên tai có thể ảnh hưởng đến nhiều địa phương trên cả nước; Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối tượng áp dụng chính sách giảm tiền thuê đất

Theo dự thảo, đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất, trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tính tại thời điểm người thuê đất nộp hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất theo quy định) dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm (gọi là người thuê đất).

Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật) và pháp luật khác có liên quan; (ii) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ giảm tiền thuê đất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Hai phương án giảm tiền thuê đất trong năm 2024

- Phương án 1: Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất quy định tại Điều 2 Nghị định này.

- Phương án 2: Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất quy định tại Điều 2 Nghị định này.

Bộ Tài chính trình Chính phủ đề xuất Phương án 2. Theo Bộ Tài chính, phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước; cụ thể: Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có Bão số 3. Phương án 1 do Bộ Tài chính đề xuất trong kịch bản không có Bão số 3.

Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 về việc giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2020, 2022 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 về việc giảm tiền thuê đất năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 03/10/2023 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.

Số tiền thuê đất, thuê mặt nước được giảm trung bình các năm 2020, 2021, 2022, 2023 theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên là 2.890 tỷ đồng/năm (riêng trung bình các năm 2021, 2022, 2023 là 3.734 tỷ/năm), qua đó đã góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trong việc tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 để có thể sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch (các năm 2020, 2021, 2022) và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2023).

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  13 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều