Hà Nội tăng cường quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Yến Nhi
Thứ tư, 13/11/2024 - 16:49
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, chuyển đổi số thể hiện một sự thay đổi toàn diện, từ cách quản lý, quy trình, đến văn hóa doanh nghiệp, tất cả dựa trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều hạn chế
Tại tọa đàm "Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Nội", do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA), bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội đã chia sẻ về "Thực trạng, giải pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số".
Theo bà Ngân, chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là quá trình tích hợp các công nghệ số vào hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức, nhằm thay đổi cơ bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp giá trị mới cho khách hàng.
"Chuyển đổi số thể hiện một sự thay đổi toàn diện, từ cách quản lý, quy trình, đến văn hóa doanh nghiệp, tất cả dựa trên nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động", bà Ngân nhấn mạnh.
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội còn gặp nhiều hạn chế. Theo bà Ngân, nhiều doanh nghiệp chưa thấu hiểu đầy đủ vai trò của chuyển đổi số, chưa xác định được lộ trình cụ thể cho quá trình này. Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực kế toán, thuế và thiết kế là những mảng được áp dụng số hóa mạnh nhất, với gần 40% doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ số ở mức cao và thường xuyên.
Tuy nhiên, nguồn lực tài chính vẫn là một trở ngại lớn. Gần 45% doanh nghiệp đã có dự toán ngân sách cho chuyển đổi số, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu; khoảng 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có ngân sách dành cho công cuộc này.
Một khảo sát vào tháng 9 năm 2021 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, 87% trong gần 10.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải giảm đến 90% doanh thu, thậm chí tạm ngừng hoạt động. Điều này càng thúc đẩy sự cần thiết của chuyển đổi số như một phương thức vượt khó và phát triển bền vững.
Hà Nội đã xác định mục tiêu trở thành một trong năm địa phương đi đầu về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025. Thành phố cũng đặt mục tiêu giúp 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nhận thức rõ ràng về chuyển đổi số vào thời điểm đó.
Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội sẽ hỗ trợ 100.000 doanh nghiệp thông qua cung cấp tài liệu hướng dẫn, đào tạo kiến thức, và tài trợ cho các nền tảng số hóa. Đồng thời, Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và hóa đơn điện tử để phát triển bền vững và tăng hiệu suất kinh doanh.
Đối tượng mà Thành phố ưu tiên hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ đăng ký trụ sở chính trên địa bàn TP. Hà Nội có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số. Qua đó làm rõ những cơ hội và thách thức chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, từ đó khuyến nghị và giải pháp để tăng cường hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.
Theo bà Ngân, có 3 định hướng chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số hiệu quả:
Thứ nhất, tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tự động hóa quy trình và tăng cường cạnh tranh sản phẩm để giảm chi phí và nâng cao hiệu suất. Đồng thời, doanh nghiệp phải nâng cao sự hài lòng của nhân viên và tìm kiếm các phương thức tăng doanh thu.
Thứ hai, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các doanh nghiệp cần xác định đúng khách hàng mục tiêu, tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa, và phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Thứ ba, chuyển đổi mô hình kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng nền tảng số và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ số mới. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và nhu cầu khách hàng.
Về nguồn vốn, bà Ngân cho rằng, trong quá trình chuyển đổi số, các chính sách như cung cấp các khoản vay ưu đãi, tài trợ trực tiếp, và giảm thuế cho các hoạt động chuyển đổi số sẽ là động lực lớn cho doanh nghiệp.
"UBND Thành phố Hà Nội cũng cần phát triển môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào chuyển đổi số, đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của các doanh nghiệp về công nghệ số", Trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội thẳng thắn.
Chuyển đổi số là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệp
Theo ông Lê Tự Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội, chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp và tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Để duy trì và nâng cao sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi và sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cải thiện hiệu suất và chất lượng, tạo ra giá trị cho khách hàng.
Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Hà Nội đã nhận thức được rõ ràng rằng, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thế giới kỷ nguyên số.
Nhằm giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh cũng như tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thành phố đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, phát triển kinh tế số quốc gia nhanh và bền vững.
Chia sẻ tại tọa đàm, bà Nguyễn Việt Huệ - Phó Trưởng phòng Hỗ trợ thông tin và chuyển đổi số, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nhận định, quá trình triển khai và tiếp cận các gói hỗ trợ từ phía quốc tế cho thấy, các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là về chuyển đổi số, hiện nay của Việt Nam đang đi rất đúng hướng, vừa hỗ trợ nâng cao nhận thức, vừa phát triển các mạng lưới trung gian để quay lại hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó có một số chính sách liên quan đến đào tạo và tư vấn chuyên sâu như quản lý kho, quản lý dây chuyền sản xuất, quản lý nhân sự...
Trong thời gian tới, kỳ vọng có thể triển khai hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp sử dụng các giải pháp công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh và thay đổi quy trình sản xuất của doanh nghiệp…
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?