Pháp luật quốc tế

Kinh nghiệm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ tài nguyên nước của Hàn Quốc

Lee Hyung Yeon Thứ tư, 16/10/2024 - 11:23
Nghe audio
0:00

Tóm tắt: Hàn Quốc, quốc gia nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế năm năm giai đoạn lần thứ nhất bắt đầu từ những năm 1960 và thúc đẩy các chính sách tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu tập trung vào công nghiệp hóa nặng. Nhận thức về bảo vệ môi trường còn thiếu trong các chính sách quốc gia tập trung vào phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo là ưu tiên hàng đầu của mọi người dân. Đã từng trải qua người dân thương vong đáng kể do thảm họa, sự cố môi trường xảy ra, nhận thức về chính sách môi trường trong xã hội dân sự ngày càng tăng lên, theo đó, các luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo vệ tài nguyên nước và chất lượng nước được ban hành. Kể từ đó, thông qua sự thay đổi và phát triển liên tục của luật môi trường đã mở rộng mục tiêu và phạm vi quản lý và bảo tồn chất lượng nước sang môi trường nước tổng thể, bao gồm chất lượng nước hiện có và hệ sinh thái dưới nước, không chỉ các sinh vật sống mà cả các vi sinh vật. Nghiên cứu này xem xét lịch sử ban hành và sửa đổi luật môi trường nước của Hàn Quốc và hệ thống cơ bản của luật bảo vệ môi trường nước.

Từ khóa: Pháp luật môi trường nước Hàn Quốc

Abstract: With agriculture as the foundation of the national economy, South Korea established the First Five-Year Plan for Economic Development in the 1960s and pursued a policy of economic growth through exports and heavy industrialisation. Environmental protection was not recognised in the national policy, which was centered on economic development, and resolving poverty and hunger was the top priority for all citizens. A number of environmental disasters and accidents, which resulted in the loss of lives, raised civil society's awareness of environmental policies and led to the enactment of laws on environmental protection, natural environment conservation, and water protection and water quality. Since then, through continuous changes and developments in environmental legislation, the objectives and scope of water quality management and conservation have been expanded from the existing water quality and water ecosystem to the entire water environment, including not only living organisms but also microorganisms. This study examines the history of the promulgation and amendment of water environment laws in Korea and the basic system of water environment protection laws.

Keywords: Korean Water Environmental Law

Tóm tắt: Tiếng Hàn
농업이 국가 경제의 기반이던 한국은 1960년대부터 제1차 경제개발 5개년 계획을 수립, 수출을 통한 경제성장 정책을 중공업화 중심으로 추진하였다. 경제발전 중심의 국가 정책에서 환경보호에 대한 인식은 부족했으며, 가난과 굶주림을 해결하는 일이 모든 국민의 최우선 과제였다. 여러 환경 재난과 사건사고를 겪으며 적지 않은 인명 피해 발생을 계기로 시민사회의 환경 정책에 대한 인식이 고조되었으며 이에 따라, 환경보호, 자연환경 보전 및 수자원 보호와 수질에 관한 법률이 제정되었다. 이후, 환경관련 법률의 지속된 변화와 발전 과정을 통해 수질 관리 및 보전의 목표와 범위가 기존 수질 및 수생태계를 포함한 물 환경 전반, 즉 생물 뿐만 아니라 미생물까지 확대되었다. 이에 본 연구에서는 한국의 물환경법의 공포 및 개정의 역사와 물 환경 보호법의 기본체계를 고찰하였다.

Mở đầu

Nước là một hàng hóa công cộng thiết yếu [1], đáp ứng bản năng sinh tồn cơ bản của con người [2]. Nước gắn bó chặt chẽ với việc hỗ trợ sức khỏe, cách sinh kế con người [3] và phát triển kinh tế [4], tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước, phương tiện sinh kế thay đổi [5] và trở thành nền tảng cho an ninh lương thực quốc gia. Nó cũng có thể giúp đạt được sự thịnh vượng bằng cách bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường, nhưng nó cũng đe dọa sức khỏe tùy thuộc vào chất lượng và khả năng tiếp cận nguồn nước [6]. Các nguyên tắc quản lý nước bền vững, tầm quan trọng của việc quản lý tài nguyên nước không chỉ có giá trị tuyệt đối trong các ngành sản xuất của một quốc gia mà còn là nguồn tài nguyên quan trọng làm thay đổi đời sống và chất lượng cuộc sống của con người.

Kể từ khi giải phóng, hệ thống hành chính quản lý nước của Hàn Quốc duy trì hệ thống quản lý đa bộ điển hình, phần lớn được chia thành số lượng và chất lượng nước ở cấp trung ương. Các Bộ phụ trách theo chức năng liên quan, Bộ Đất đai và Giao thông vận tải quản lý lượng nước, Bộ Môi trường quản lý chất lượng nước, Bộ Nông Lâm nghiệp quản lý nước nông nghiệp, Bộ An ninh và Hành chính quản lý nước trong lĩnh vực an toàn và phòng chống thiên tai, và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Tài nguyên quản lý nước về sản xuất điện. Mặc dù hệ thống hành chính quản lý nước có nhiều Bộ theo chức năng liên quan nhưng vẫn liên tục bị chỉ trích rằng việc phối hợp và lồng ghép chính sách chưa đạt được hiệu quả, làm giảm hiệu quả quản lý nước và cuối cùng là giảm sự thuận tiện của công chúng. Theo đó, cùng với được thi hành Luật Cơ bản về quản lý nước năm 2019, tất cả các chức năng quản lý nước đều được thống nhất dưới sự quản lý của Bộ Môi trường.

Kể từ đó, pháp luật quản lý và môi trường nước của Hàn Quốc cho đến nay đã được ban hành và sửa đổi nhiều lần nhằm mở rộng mục tiêu và phạm vi quản lý và bảo tồn chất lượng nước, đồng thời cải thiện và bổ sung những điểm hạn chế, từ đó tăng cường sự ổn định về mặt pháp lý. Trong bối cảnh thúc đẩy chính sách chung của cộng đồng quốc tế về các Mục tiêu phát triển bền vững, tác giả xem xét quá trình thay đổi luật quản lý môi trường nước của Hàn Quốc, bao gồm luật quản lý tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về nước, luật quản lý và bảo tồn chất lượng nước, Do đó, để nâng cao tính thống nhất và hiệu quả, tác giả đề xuất phương hướng sửa đổi luật nhằm hoàn thiện, bổ sung những bất cập hạn chế trong quá trình thực hiện luật hiện hành. Nghiên cứu so sánh về pháp luật môi trường nước ở Việt Nam và Hàn Quốc được dành cho các nhà nghiên cứu khác.

1. Vì mục tiêu phát triển bền vững và những diễn biến trong luật liên quan đến môi trường nước tại Hàn Quốc

1.1. Vì mục tiêu phát triển bền vững

Trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta [7] do Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) [8] năm 1987, phát triển bền vững (Sustainable Development) được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. 17 Mục tiêu phát triển bền vững là những mục tiêu toàn cầu được thiết kế nhằm đảm bảo rằng tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tham gia vào quá trình đạt được hòa bình, thịnh vượng, chấm dứt đói nghèo, bảo vệ môi trường, khí hậu toàn cầu và cho tất cả mọi người. Trong số đó, mục tiêu số 6 đề xuất hướng dẫn về 'Nước sạch và vệ sinh - đảm bảo khả năng tiếp cận nước uống và các công trình vệ sinh cho tất cả mọi người và thiết lập quản lý bền vững'.

Mục tiêu của hoạt động là tiếp cận bình đẳng với nước uống an toàn cho mọi người dân, giảm tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý xuống dưới một nửa, cải thiện chất lượng nước thông qua tăng cường tái chế và tái sử dụng nước, tăng hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo thoát nước và cung cấp nước ngọt bền vững ở mọi cấp độ. Để đạt được mục tiêu này, đề xuất bảo vệ các hệ sinh thái liên quan đến nước, thúc đẩy hợp tác quốc tế và xây dựng năng lực ở các nước đang phát triển trong các hoạt động liên quan đến nước và vệ sinh, đồng thời hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương. Trong tình trạng ô nhiễm môi trường và khủng hoảng khí hậu do các hoạt động kinh tế của con người gây ra đe dọa sự tồn tại của nền văn minh nhân loại, cộng đồng quốc tế nhấn mạnh tính bền vững như một biện pháp ứng phó.

Không có mối tương quan rõ ràng giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của một quốc gia và nguồn nước sẵn có. Điều này là do dòng chảy thương mại toàn cầu và khả năng thích ứng của thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng nước trong nền kinh tế địa phương và nước tạo ra các tác động phái sinh đến nền kinh tế theo nhiều cách [9]. Theo chỉ số việc làm nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới, lĩnh vực nông nghiệp của nền kinh tế Nước Tajikistan sử dụng khoảng 46% lực lượng lao động và chiếm khoảng 90% tài nguyên nước [10].

Có thể thấy qua số liệu nêu trên, trong chính sách về quản lý nước của luật môi trường bảo đảm các nguyên tắc, chiến lược và yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp có tính đến các khía cạnh sinh thái, kinh tế và xã hội của việc sử dụng nước bền vững [11].

1.2. Những diễn biến trong quá trình ban hành pháp luật luật liên quan đến môi trường nước tại Hàn Quốc

Pháp luật liên quan đến môi trường nước Hàn Quốc được thiết lập cơ sở cho luật môi trường thông qua ban hành Luật Sông ngòi năm 1961 (Luật số 892), Luật Ngăn ngừa ô nhiễm năm 1963 (Luật số 1436) và Luật Bảo tồn môi trường năm 1977 (Luật số 3078). Sau đó, khi Hiến pháp được sửa đổi năm 1980, 'mọi công dân đều có quyền sống trong một môi trường trong sạch...' (Điều 33 Hiến pháp) quyền môi trường của công dân lần đầu tiên được bảo đảm theo Hiến pháp.

Bắt đầu từ những năm 1960, Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (lần thứ nhất: 1962-1966) và đặt tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc gia. Nền kinh tế được chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế tập trung vào công nghiệp hóa và công nghiệp hóa nặng. Công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đạt được bằng cách theo đuổi các chính sách phát triển tập trung vào các khu công nghiệp và thành phố công nghiệp. Chính sách công nghiệp hóa chỉ tập trung vào khía cạnh hiệu quả kinh tế. Các vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm toàn cầu vào năm 1972, khi Hội nghị Môi trường Liên hợp quốc lần đầu tiên được tổ chức. Vào thời điểm đó, Hàn Quốc, một quốc gia đang phát triển, chưa có nhận thức về ô nhiễm môi trường [12].”

Khi tầm quan trọng của tài nguyên nước nổi lên trong quá trình công nghiệp hóa vào những năm 1960, Đập đa năng Seomjingang [13] đã được xây dựng. Trong những năm 1970 và 1980, nhiều đập đa năng với sản xuất thủy điện đã được xây dựng, bao gồm Đập sông Soyang, Đập Daecheong [14] và Đập Chungju [15]. Hậu quả là các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã nảy sinh từ những năm 1970 [16], như chất lượng nước suy giảm, thay đổi hệ sinh thái dưới nước, sự di cư quy mô lớn của cư dân và sự bốc hơi liên tục của hơi nước.

Trong những năm 1980, sự phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số trong 20 năm qua (Chỉ số thay đổi dân số Seoul: tăng từ 2,4 triệu những năm 1960 lên 10,2 triệu năm 1980 [17]) và việc phát triển đất đai bừa bãi dẫn đến việc xả nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và phân ngày càng tăng, đó, chất lượng nước sông, hồ ngày càng xấu đi. Sau khi trải qua sự cố ô nhiễm nguồn nước như vụ tràn phenol trên sông Nakdong [18] đầu những năm 1990, sự quan tâm của chính phủ và công chúng đối với môi trường nước tăng lên, đặc biệt là chất lượng nước [19],[20].

Năm 1990, Luật Bảo tồn Chất lượng Nước (Luật số 4260) được ban hành nhằm quản lý và bảo tồn chất lượng nước sông hồ. Sau đó được đổi thành Luật Bảo tồn hệ sinh thái thủy sinh và chất lượng nước năm 2005 (Luật số 7459). Năm 2017, nó đã được sửa đổi lại nữa thành ‘Luật Bảo tồn môi trường nước’ hiện hành [21] (Luật số 20172 năm 2024). Tính đến tháng 7 năm 2024, pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng nước đã được ban hành, sửa đổi và bổ sung tổng cộng 45 lần (bao gồm cả sửa đổi của các luật liên quan).

Thông qua quá trình đó, mục tiêu, phạm vi quản lý và bảo tồn chất lượng nước được mở rộng, đồng thời những điểm hạn chế về tính ổn định mặt pháp lý được cải thiện và bổ sung. Điều 2 Luật Bảo tồn môi trường nước (Luật số 20172, năm 2024) hiện hành định nghĩa về môi trường nước là 'chất lượng nước liên quan đến cuộc sống con người và sự phát triển của các sinh vật sống cũng như hệ sinh thái dưới nước bao gồm tất cả các sinh vật sống ở vùng nước công cộng và các sinh vật phi sinh học xung quanh chúng'.

Điều 1 Luật Bảo tồn môi trường nước xác định“… mục đích là quản lý và bảo tồn hợp lý môi trường nước của vùng nước công cộng… đồng thời đảm bảo rằng nó có thể được truyền lại cho các thế hệ tương lai.” Điều này có nghĩa là mục tiêu và phạm vi quản lý được mở rộng ra toàn bộ môi trường nước, bao gồm chất lượng nước, hệ sinh thái dưới nước và cả sinh vật và phi sinh vật.

Năm 2018, Luật Cơ bản về quản lý nước (Luật số 17841) được ban hành theo chính sách nhằm thống nhất quản lý nước quốc gia. Đồng thời, chức năng quản lý tài nguyên nước của đa Bộ được thống nhất thành Bộ Môi trường để kế hoạch và giám sát hiệu quả việc quản lý tài nguyên nước.

2. Luật Bảo tồn môi trường nước và Luật Cơ bản về quản lý nước

2.1. Luật Bảo tồn môi trường nước

2.1.1. Tình trạng Luật Bảo tồn môi trường nước và mối quan hệ với các luật khác

Về địa vị pháp lý và mối quan hệ với các luật khác của Luật Bảo tồn môi trường nước, theo quy định tại Điều 8-1, “Trừ khi có quy định khác về bảo tồn môi trường nước, Luật này sẽ được áp dụng”, Và “khi các luật khác được ban hành hoặc sửa đổi về bảo vệ môi trường nước phải phù hợp với luật này” (Điều 8-2). Vì vậy, Luật Bảo tồn môi trường nước là Đạo luật cơ bản trong việc quản lý và bảo tồn môi trường nước.

Mục đích của Luật Bảo tồn môi trường nước là điều chỉnh các vấn đề cơ bản cần thiết cho việc quản lý nước ở các vùng nước công cộng như sông, hồ, đảm bảo nguồn nước ổn định và ngăn ngừa thiên tai do hạn hán hoặc lũ lụt thông qua việc bảo tồn và quản lý môi trường nước. Do đó, nếu các luật khác, chẳng hạn như Luật Cơ bản về quản lý nước, cần điều chỉnh các vấn đề liên quan đến bảo tồn môi trường nước thì phải tuân thủ Luật Bảo tồn môi trường nước và phải xem xét tính nhất quán của các điều khoản và nội dung liên quan.

2.1.2. Đối tượng áp dụng, quản lý và tiêu chuẩn

a. Đối tượng áp dụng và quản lý: Luật Bảo tồn môi trường nước hiện hành quy định cụ thể các vật chất gây ô nhiễm chất nước là đối tượng điều chỉnh (Điều 2). Chất gây ô nhiễm nước là các vật chất nguyên nhân gây ô nhiễm nước và được xác định theo Pháp lệnh của Bộ Môi trường. Quy định các nguồn phát ra chất gây ô nhiễm nước bao gồm các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm không điểm và các nguồn ô nhiễm nước khác. Các quy định trong Quy tắc thi hành của Luật Bảo tồn môi trường nước quy định 58 chất (Điều 2-7 và Điều 3 Quy tắc thi hành), bao gồm đồng, các hợp chất của chất kim loại nặng và các vật chất khác gây ô nhiễm chất nước. Trong đó, 33 chất được chỉ định độc hại đặc biệt gây ô nhiễm chất nước (Điều 2-8, Điều 4 Quy tắc thực thi).

b. Tiêu chuẩn chất lượng nước: Tiêu chuẩn quản lý và bảo tồn nước các chất ô nhiễm trong nước phải tuân theo quy định được chia thành tiêu chuẩn chất lượng nước thải đối với cơ sở xử lý nước thải công cộng và tiêu chuẩn cho phép xả thải đối với cơ sở xả nước thải, tùy thuộc vào mục tiêu của cơ sở xả thải. Tiêu chuẩn chất lượng nước thải là đối với nước thải từ các cơ sở xử lý nước thải công cộng được lắp đặt để ngăn ngừa ô nhiễm nước ở vùng nước công cộng và được xác định theo Pháp lệnh của Bộ Môi trường (Điều 12-3).

Cụ thể, các quy định Quy tắc thi hành, chia thành bốn khu vực: I, II, III và IV và đặt ra tiêu chuẩn chất lượng nước thải cho từng chất gây ô nhiễm nước như chất rắn lơ lửng (Điều 26 Quy tắc thi hành). Pháp luật riêng về tiêu chuẩn chất lượng nước của nước thải từ các cơ sở xử lý nước thải công cộng được quy định bởi Luật Công trình nước, và tiêu chuẩn chất lượng nước của nước thải từ các cơ sở xử lý như chất thải chăn nuôi được quy định bởi Luật Quản lý và sử dụng phân chăn nuôi.

c. Xử phạt: Các biện pháp hành chính như lệnh cải tiến (Điều 39), lệnh đình chỉ hoạt động (Điều 40), phạt tiền (Điều 43) có thể được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh vượt quá tiêu chuẩn xả thải. Quy định riêng, một khoản phụ phí (Điều 41) đối với các hành vi vi phạm xả thải có thể được áp dụng đối với các doanh nghiệp thải ra các chất gây ô nhiễm nước theo quy định. Gần đây, xu hướng áp dụng các biện pháp hành chính liên quan đến vi phạm tiêu chuẩn nước thải ngày càng gia tăng [22], Cả tiền lệ của Tòa án Tối cao cũng có các trường hợp biện pháp xử lý hành chính [23], chẳng hạn như vượt quá tiêu chuẩn nước thải.

Thông qua ban hành, sửa đổi và bổ sung, luật này đã thiết lập các tiêu chuẩn phát thải mới đối với các chất gây ô nhiễm như tổng nitơ cũng như các chất gây ô nhiễm nước. Kể từ đó, các tiêu chuẩn chất lượng nước thải liên tục được tăng cường từng bước theo việc ban hành các quy định thực thi về xử lý nước thải, phân và nước thải chăn nuôi, đồng thời phát triển theo hướng liên tục mở rộng các hạng mục quy định và tăng cường tiêu chuẩn xả thải để bảo vệ chất lượng nước. Tóm lại, có thể đánh giá rằng luật này đã thiết lập một nền tảng toàn diện và có hệ thống liên quan đến việc bảo tồn và quản lý chất lượng nước ở các vùng nước công cộng như sông, hồ.

2.1.3. Quản lý tổng lượng chất ô nhiễm nước và chất lượng nước mục tiêu

a. Hệ thống kiểm soát ô nhiễm tổng thể: Luật Bảo tồn môi trường nước quy định việc quản lý tổng lượng chất gây ô nhiễm nước và chất lượng nước mục tiêu để quản lý và bảo vệ môi trường nước. Đây là một hệ thống đặt ra mục tiêu chất lượng nước cho các hệ thống nước như sông và thủy giới quản lý nó bằng cách điều chỉnh tải lượng/tổng lượng chất ô nhiễm nước thải ra từ lưu vực liên quan xuống dưới mức cho phép. Đó là chính sách cho phép quản lý chất lượng nước phù hợp với điều kiện địa phương bằng cách đặt ra mục tiêu chất lượng nước cho các hệ thống nước như sông và lưu vực, thủy giới trao trách nhiệm cũng như quyền hạn quản lý chất lượng nước cho người đứng đầu chính quyền địa phương.

Liên quan đến quản lý tổng lượng, dựa trên kết quả đánh giá liệu tiêu chuẩn mục tiêu cho môi trường nước có đạt được hay không theo Điều 10-2-2 của Luật Bảo tồn môi trường nước, trong trường hợp các lưu vực sông không đạt hoặc không duy trì các tiêu chuẩn mục tiêu, theo đó đối với các khu vực thuộc lưu vực sông nơi ô nhiễm nước được coi là có nguy cơ gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe, tài sản của người dân hoặc hệ sinh thái dưới nước thì từng lưu vực sẽ được quản lý tổng lượng chất ô nhiễm nước (Điều 4).

b. Công bố diện tích chỉ định quản lý ô nhiễm nước: Tại các khu vực được chỉ định và công bố, khu vực quản lý tổng lượng ô nhiễm nước từng lưu vực thủy giới (Điều 4-2). Nếu cần thiết để đạt được hoặc duy trì tổng chất lượng nước mục tiêu ô nhiễm, lượng xả thải có thể được phân bổ hoặc chỉ định theo quy định của Pháp lệnh của Bộ Môi trường đối với các cơ sở theo Lệnh của Tổng thống (Điều 4-5).

c. Xử phạt: Những người xả thải nhiều hơn tải lượng ô nhiễm và lượng phát thải được đã chỉ định có thể mệnh thực hiện các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như cải thiện các cơ sở ngăn ngừa ô nhiễm nước (Điều 4-6-1). Ngoài ra, các biện pháp hành chính như đình chỉ hoạt động, đình chỉ sử dụng hoặc lệnh đóng cửa (Điều 4-6-3) và phạt tiền đối với vượt quá tổng lượng ô nhiễm (Điều 4-7). Quy định về quản lý tổng lượng chất gây ô nhiễm nước và chất lượng nước mục tiêu là phương tiện để thực thi chính sách hiệu quả và nâng cao hiệu quả liên quan đến chính sách môi trường nước của chính phủ, đặc biệt là hệ thống tổng lượng chất gây ô nhiễm nước.

2.1.4. Khảo sát bảo tồn môi trường nước các sông, hồ và vùng nước công cộng

Luật Bảo tồn môi trường nước quy định việc đo đạc thường xuyên chất lượng nước và điều tra hiện trạng hệ sinh thái dưới nước. Theo đó, ba loại mạng lưới đo chất lượng nước, sinh vật, đo tự động đang được vận hành trên khắp cả nước (Hình ảnh 1) [24].

a. Vận hành mạng lưới đo ô nhiễm nước: Để xác định hiện trạng chất lượng nước trên toàn quốc, mạng lưới đo đạc (Điều 9) được lắp đặt và đo đạc liên tục ô nhiễm nước sông, hồ, nước công cộng theo quy định tại Pháp lệnh của Bộ Môi trường. Hiện có 1.953 địa điểm được lắp đặt và vận hành trên cả nước, cụ thể là 691 sông, 201 hồ, 955 điểm cấp nước nông nghiệp, 37 điểm tưới đô thị và 69 sông công nghiệp.

2.2. Luật Cơ bản về quản lý nước

2.2.1. Một số vấn đề về quản lý nước

Thiếu nước là do thiếu hụt vật chất hoặc thiếu hụt kinh tế [25]. Sự thiếu hụt vật chất xảy ra khi nước không thể đáp ứng mọi nhu cầu (bao gồm cả dòng chảy môi trường) [26]. Về các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng khan hiếm nước, trong báo cáo nghiên cứu của FAO năm 2009 nêu rõ rằng 'các khu vực khô hạn chủ yếu liên quan đến tình trạng khan hiếm nước tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước vật lý bao gồm việc phân bổ quá mức tài nguyên nước, hủy hoại môi trường nghiêm trọng và gia tăng xung đột, cũng như tình trạng thiếu nước vật lý được tạo ra một cách nhân tạo do phát triển quá mức. Sự khan hiếm nước về mặt kinh tế xảy ra do thiếu đầu tư vào nước hoặc thiếu năng lực con người để đáp ứng nhu cầu về nước, ngay cả ở những nơi có nhiều nước.'

Thiếu hụt kinh tế được định nghĩa là sự bất lực của các hệ thống kinh tế xã hội trong việc sử dụng nguồn nước hiện có để đáp ứng mọi nhu cầu mặc dù có sự khan hiếm về vật chất [27]. Nói cách khác, các dấu hiệu khan hiếm nước về mặt kinh tế có thể được coi là cơ sở hạ tầng phát triển không đầy đủ, người dân dễ bị tổn thương trong việc đảm bảo đủ nước cho hộ gia đình và các mục tiêu khác, và phân phối nước không đồng đều ngay cả khi có cơ sở hạ tầng. Điều này có thể là do thiếu phát triển cơ sở hạ tầng [28] với khả năng lưu trữ và phân phối nước kịp thời hoặc do nguồn nhân lực, thể chế và tài chính có thể hạn chế khả năng tiếp cận nước [29]. Bản chất của quy hoạch quản lý nước quốc gia là quản lý hiệu quả nguồn nước tự nhiên của sự sống, được hưởng thụ bởi môi trường tự nhiên và con người sống xung quanh nó. Do đó, thông qua việc lưu thông nước sạch và an toàn, sức khỏe của cộng đồng lưu vực được đảm bảo, quyền sử dụng nước của các thế hệ tương lai được đảm bảo và một xã hội có môi trường nước an toàn được xây dựng bằng cách thích ứng với khủng hoảng khí hậu.

2.2.2. Tình trạng Luật Cơ bản về quản lý nước và mối quan hệ với các luật khác

Luật Cơ bản về quản lý nước là luật những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý nước quốc gia, mục tiêu là thiết lập một hệ thống tuần hoàn nước bền vững bằng cách đảm bảo nguồn nước ổn định, bảo tồn và ngăn ngừa thảm họa quản lý môi trường nước.

a. Pháp lý cơ bản về quản lý nước: Bản chất pháp lý cơ bản của quản lý nước quốc gia được làm rõ như sau. “Nếu bất kỳ luật nào khác được ban hành hoặc sửa đổi liên quan đến quản lý nước thì luật đó phải tuân thủ Luật này, và trừ trường hợp có quy định đặc biệt trong các luật khác, luật này sẽ được áp dụng.” (Điều 7)

b. Lập quy hoạch cơ sở quản lý nước cấp quốc gia: Quy hoạch cơ bản về quản lý nước quốc gia là kế hoạch cao nhất trong lĩnh vực môi trường nước quốc gia do Bộ trưởng Bộ Môi trường tại Ủy ban quản lý nước quốc gia lập 10 năm một lần theo Điều 27-1 của Luật Cơ bản về quản lý nước. Ủy ban quản lý nước quốc gia tham vấn, cân nhắc về lượng nước, chất nước và các thảm họa về nước giữa người đứng đầu các cơ quan hành chính trung ương có liên quan và Chủ tịch các Ủy ban quản lý nước lưu vực.

Vai trò của Ủy ban quản lý nước Quốc gia là đưa ra phương hướng xây dựng kế hoạch quản lý nước bền vững bằng cách dự báo các mục tiêu cơ bản của chính sách quản lý nước quốc gia cũng như cung và cầu nước trung và dài hạn. Ủy ban quản lý nước Quốc gia được thành lập dưới sự quản lý của Văn phòng Tổng thống. Các vấn đề liên quan đến quản lý nước về bản chất rất phức tạp vì chúng liên quan đến thẩm quyền của một số bộ. Vì vậy, nó được đặt dưới quyền của Văn phòng Tổng thống dựa trên sự thừa nhận rằng cần có một vị trí điều phối viên mạnh mẽ.

Chức năng của Ủy ban quản lý nước Lưu vực là điều phối sự di chuyển của nước trong lưu vực để phân bổ nước hợp lý và điều chỉnh các tranh chấp nước xảy ra trong lưu vực. Dựa trên quy hoạch quốc gia, Ủy ban quản lý nước Lưu vực nên tham vấn người đứng đầu các cơ quan hành chính trung ương và chính quyền địa phương hữu quan các vấn đề liên quan đến đa dạng hóa và cung cấp, sử dụng và phân phối nước 10 năm một lần.

c. Nội dung quy hoạch cơ bản quản lý nước quốc gia: Quy hoạch cơ bản về quản lý nước quốc gia dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn về cung cấp, sử dụng và phân phối nước, phát triển và bảo tồn tài nguyên nước, dự báo cung và cầu trung và dài hạn, hòa giải tranh chấp về nước và chia sẻ chi phí hợp lý cho sử dụng tài nguyên nước. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nước là tính chất công cộng của nước, tuần hoàn nước lành mạnh, bảo tồn môi trường sinh thái thủy sinh, quản lý theo lưu vực, quản lý nước tổng hợp, hợp tác và kết nối, phân phối nước công bằng, quản lý nhu cầu nước, nước nguyên tắc cấp phép sử dụng và gánh nặng chi phí, ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia vào các chính sách quản lý nước.

3. Ưu và nhược điểm

3.1. Ưu điểm

Lấy một số ví dụ, tranh chấp Owoncheon giữa thành phố Jeonju và huyện Imsil năm 2004 [30]; Trong trường hợp tranh chấp nước ngoài, tranh chấp sông giữa Pakistan và Ấn Độ [31]; Tranh chấp sông Brahmaputra nối Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh [32] chúng xảy ra ở các con sông chung giữa các quốc gia [33].

Hệ thống quản lý nước của Hàn Quốc theo Luật Cơ bản về quản lý nước có thể được gọi là “phân cấp lưu vực đầu nguồn”. Quản lý chất lượng nước là vấn đề giữa thượng nguồn và hạ lưu của cùng một lưu vực, quản lý lượng nước là vấn đề phân phối nước giữa các cá nhân hoặc nhóm, và bản chất của quản lý nước là vấn đề tranh chấp về nước xung quanh việc sử dụng nước. Tranh chấp về nước ở Hàn Quốc xảy ra giữa chính phủ và chính quyền địa phương, giữa chính quyền địa phương và chính quyền địa phương, và giữa người dân địa phương.

Thứ nhất, liên quan đến việc thống nhất hòa giải tranh chấp về nước: Như đã mô tả nêu trên, vấn đề quản lý nước chủ yếu là tranh chấp về việc sử dụng nước giữa các chính quyền địa phương. Các tranh chấp về nước giữa các chính quyền địa phương có thể được giải quyết thông qua quy trình hòa giải của Ủy ban quản lý nước Quốc gia hoặc Ủy ban quản lý nước lưu vực;

Thứ hai, hệ thống thống nhất các đơn vị phát triển tài nguyên nước: Điều 2 Luật Tài nguyên nước quy định ‘tài nguyên nước là tài nguyên có thể sử dụng cho đời sống con người, hoạt động kinh tế và duy trì môi trường tự nhiên.’ Vì vậy, việc bảo tồn, sử dụng và phát triển tài nguyên nước có thể được thực hiện hiệu quả một hệ thống thống nhất của Ủy ban quản lý nước.

3.2. Nhược điểm

Một, thẩm quyền chỉ định và quản lý khu vực bảo vệ nguồn nước không thống nhất: Khu vực bảo vệ nguồn nước do Bộ trưởng Bộ Môi trường chỉ định và thay đổi theo quy định tại Điều 7 Luật Công trình nước. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thẩm quyền quản lý giấy phép lắp đặt, thay đổi giấy phép và hạn chế các hoạt động trong khu vực bảo vệ nguồn nước (hiện có 286 khu vực [34]) (Điều 14 Quy tắc quản lý nguồn nước). Chức năng của Ủy ban Quản lý Nước Quốc gia và Ủy ban Quản lý Nước Lưu vực chưa có cơ chế pháp lý và thể chế để can thiệp trực tiếp vào các xung đột giữa thượng nguồn và hạ nguồn liên quan đến bảo tồn chất lượng nước. Trong một trường hợp, người dân đã đệ đơn kháng nghị Hiến pháp [35] chống lại việc chỉ định khu vực bảo vệ nguồn nước ở một khu vực lưu vực sông Hàn;

Hai, tổng hợp các luật liên quan đến quản lý nước: Với việc thúc đẩy chính sách thống nhất quản lý nước, kế hoạch ban hành luật liên quan đến nước hiện nay đã đạt tổng số 66 luật [36] trên 5 Bộ tính đến tháng 7 năm 2022. Trong đó, 42 của Bộ Môi trường, 2 của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải, 6 của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, 11 của Bộ Hành chính và An ninh, và 5 của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng. Ngoài ra, số lượng ấn phẩm về quản lý nước do Bộ Môi trường, các bộ liên quan và chính quyền địa phương xuất bản lên tới 1.600 [37]. Trong tình huống nhiều kế hoạch liên quan đến nước được xây dựng theo nhiệm vụ và chức năng riêng của từng bộ, thì thiếu sự kết nối giữa các kế hoạch của từng bộ liên quan và việc tích hợp, phối hợp giữa các bộ sẽ khó khăn.

3.3. Đề xuất về quản lý tài nguyên nước

Thứ nhất, chức năng giải quyết tranh chấp. Nếu tranh chấp phát sinh giữa thượng nguồn và hạ lưu vì những lý do sử dụng và cung cấp nước trong lưu vực, thì Ủy ban quản lý nước không có thẩm quyền tự chủ động nên không giải quyết được tranh chấp về nước. Phải làm rõ các quy định pháp luật để Ủy ban quản lý nước Quốc gia chủ trì hòa giải các tranh chấp về nước ở từng lưu vực;

Thứ hai, về từ góc độ khai thác và phát triển nước phải được quản lý thống nhất bởi Bộ Môi trường. Khi tự chủ chính quyền địa phương phát triển các nguồn nước mới, sẽ có những hạn chế về tài chính và thể chế trong việc thực hiện do các lý do như chi phí phát triển, khó khăn trong việc bảo trì và quản lý, hạn chế trong việc lựa chọn địa điểm phát triển và xung đột lợi ích giữa chính quyền địa phương;

Thứ ba, mở rộng phạm vi quy hoạch quản lý, kế hoạch sử dụng vùng bảo vệ nguồn nước. Do tính chất của nước chảy từ thượng nguồn xuống hạ lưu nên việc quản lý được chia thành nhiều chính quyền địa phương khác nhau tùy theo khu vực hành chính. Về trong vấn đề quản lý chất lượng nước nguồn nước uống, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn nước là sự gia tăng lượng nước thải chăn nuôi và tiêu thụ phân bón do các cơ sở chăn nuôi, nông nghiệp nằm ở thượng nguồn, ngoài phạm vi vùng bảo vệ nguồn nước. Vì vậy, mở rộng chỉ định khu vực phạm vi bảo vệ nguồn nước lưu vực ngoài phạm vi vùng bảo vệ nguồn nước đã chỉ định hiện nay;

Thứ tư, làm rõ thẩm quyền quản lý chính quyền địa phương và hỗ trợ tài chính theo nội dung và phạm vi. Việc quản lý nguồn nước hiện tại còn khác nhau tùy thuộc vào mối quan tâm và tầm quan trọng của công việc của người đứng đầu chính quyền địa phương có liên quan. Cần thiết lập rõ thẩm quyền quản lý nguồn nước và cũng cần có chính sách cơ bản rõ ràng để phân biệt nguồn tài chính do chính quyền trung ương cung cấp cho chính quyền địa phương tùy theo nội dung, phạm vi và nội dung quản lý;

Thứ năm, thay vì hạn chế, tìm cách tận dụng chúng với trọng tâm tính khả thi về mặt kinh tế. Hiện nay, để quản lý bảo vệ khu nguồn nước, mua đất xung quanh nguồn nước và không hoạt động kinh tế. Thay vì chỉ đơn giản là hạn chế hoặc cấm các hoạt động phát triển, cần phải mở rộng lợi ích kinh tế và tiện ích xã hội bằng cách chỉ định và quản lý các khu vực bảo vệ nguồn cấp nước và các khu vực lân cận làm khu bảo tồn động vật hoang dã, khu bảo tồn sinh thái và trung tâm học tập trải nghiệm sinh thái. Bằng cách tận dụng khu vực bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh, nó có thể trở thành nơi trao đổi giữa cư dân thượng nguồn và hạ lưu, đồng thời là phương tiện để giảm bớt khoảng cách về lợi ích sử dụng khu bảo vệ và cũng như hiệu quả kinh tế xã hội.

Kết luận

Hàn Quốc hiện đang phải gánh chịu những tổn thất đối với sức khỏe người dân và nền kinh tế quốc gia do những hạn chế trong việc sử dụng nước và sử dụng đất bình đẳng do sự ích kỷ về nước giữa thượng nguồn và hạ nguồn và giữa các vùng.

Một quy hoạch quốc gia như vì mục tiêu phát triển bền vững kế hoạch cho tương lai phải đưa ra tầm nhìn về quản lý nước trong tương lai của đất nước, bao gồm các giá trị cốt lõi(core values) và mục đích cốt lõi (core purposes) của chính phủ. Trong chính sách quản lý nước, một trong những vấn đề làm trầm trọng thêm xung đột giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, người dân là sự trùng lặp, không thống nhất luật và chính sách. Việc thiếu tính kết nối với các luật, hệ thống và chính sách khác có thể dẫn đến lãng phí tài chính và nhân lực quốc gia, đồng thời các mục tiêu, không rõ ràng sẽ làm suy yếu hiệu lực pháp lý. Vấn đề nước đã vượt ra ngoài thế hệ hiện tại và là vấn đề sẽ tồn tại hàng trăm năm sau, chính vì vậy nhà nước nên làm chủ động và chịu trách nhiệm toàn diện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp Đại Hàn dân quốc, Hiến pháp số 10. ngày 29/10/1987

2. Luật Cơ bản về quản lý nước, Luật số 17841. 2021. 1. 5

3. Luật Công trình nước, Luật số 20036. 2024. 1. 16

4. Luật Bảo tồn môi trường nước, Luật số 20172. 2024. 1. 30

- Các báo cáo cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế

5. Bộ Môi trường, Cục Chính sách Tích hợp Nước (2020) “Kế hoạch duy trì kế hoạch pháp lý liên quan đến nước để hiện thực hóa quản lý nước tổng hợp dựa trên lưu vực”

6. Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội (2022) “Hoạt động và định hướng phát triển của Ủy ban Quản lý Nước”, Issues and Discussions số 2014

7. EU (2019) “EU Human Rights Guidelines on Safe Drinking Water and Sanitation”, No. prev. doc. 9784/19

8. FAO (Food and Agriculture Organization of the UN) (2021) ‘Can water productivity improvement save us from global water scarcity’,CB3896EN/1/05.21,

9. UNDP (United Nations Development Programme) (1994) “UN Human Development Report”, New York, NY: Oxford University Press.

- Các công trình nghiên cứu

10. Ahopelto, L/ Veijalainen, N 'Can There be Water Scarcity with Abundance of Water? Analyzing Water Stress during a Severe Drought in Finland', Sustainability, 11, 1548, (2019)

11. Benita Ebindu Siloko "Human security, sustainable livelihoods and development: the case of the Niger Delta region in Nigeria", Athens Journal of Law - Volume 10, Issue 2, Pages 209-222, (2024)

12. Bensaada Rabah, "Water contamination of the dam at Hammam Boughrara in the North-West of Algeria, as sustainable development falters" Cadernos de Geografia nº 49, Coimbra, FLUC, pp. 19-31, (2024)

13. Elena Emilia Ștefan "Water - Public Good Vital for Humanity", Athens Journal of Law - Volume 10, Issue 2, April, pp. 209-222, (2024)

14. FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations, “Can water productivity improvement save us from global water scarcity”, FAO, CB3896EN /1/05.21, (2021)

15. International Commission on Irrigation and Drainage (ICID), "Irrigated Agriculture Development under Drought and Water Scarcity” New Delhi, India, (2017)

16. Jennifer Kasanda Sesabo “Understanding the Impact of Water Accessibility and Sanitation-Related Diseases on Livelihoods in Tanzania”, African Journal of Empirical Research, Vol. 4 (Iss.2) pp. 231-240, (2023)

17. Julio Berbel/ Blanca Cuadrado-Alarc ́on "Hydro-economic basin impacts of extensive adoption of deficit irrigation by farmers: Are we overestimating water resources?", Journal of Hydrology, Volume 634, 131075, (2024)

18. Kim Hyeong-guk “Quá trình phát triển kinh tế và các vấn đề môi trường: Kinh nghiệm của Hàn Quốc hiện đại”, Tạp chí Môi trường, Tập 32, pp. 190~201, (1994)

19. Ministry of Environment, Water Integration Policy Bureau, “Water-related statutory plan for realizing basin-based integrated water management”, (2020)

20. Muhammad Rashid Khan 'Crucial Water Issues between Pakistan and India, CBMs, and the Role of Media', South Asian Studies, A Research Journal of South Asian Studies, Vol. 28, No. 1, pp. 213-221, (2013)

21. Naila Afzal/ Dr. Zahid Yaseen 'China and India: On the Edge of Water Disputes and Co-operations', Journal of Arts and Social Sciences, VII (2), pp. 231-244, (2020)

22. National Assembly Research Service, “Performance and Development Direction of the Water Management Committee”, Issues and Discussions No.2014, (2022)

23. Olawale Adisa/ Bamidele Segun Ilugbusi "A comprehensive review of redefining agricultural economics for sustainable development: Overcoming challenges and seizing opportunities in a changing world", World Journal of Advanced Research and Reviews, 21(01), pp. 2329–2341, (2024)

24. R Febriamansyah/ Van H T Pham "Farmers’ livelihood strategies for adapting to reduced water resources in the upstream Mekong Delta, Vietnam", Earth and Environmental Science, 2023 Conference on Environment and Sustainable Development, 1349 012037, (2024)

25. Seckler, D/ Amarasinghe, U. 'World Water Demand and Supply, 1990 to 2025', Scenarios and Issues; International Water Management Institute: Colombo, Sri Lanka, (1998)

26. Seckler, D/ Barker, R, 'Water scarcity in the twenty-first century', Int. J. Water Resour. Dev, 15, pp. 29-42, (1999)

27. Thomas Pölzler/ Tobu Tomabechi "Broad, subjective, relative: the surprising folk concept of basic needs" Philos Stud 181, pp. 319–347, (2024)

28. Zamathula Queen Sikhakhane Nwokediegwu "Review of water policy and management: Comparing the USA and Africa”, Engineering Science & Technology Journal, E-ISSN: 2708-8952, Vol 5, Issue 2, pp. 402-411, (2024)

- Web link

29. Bộ Hành chính và An ninh, Lưu trữ Quốc gia, 2/7/2024, https://www.archives.go.kr/.

30. Cơ quan dữ liệu nghiên cứu Seoul, Dân số Seoul năm 1960: 2.444.883. Dân số Seoul năm 1988: 10.286.503, 2/7/2024, https://data.si.re.kr/data.

31. Hiệp hội Đập Hàn Quốc, Đập sông Soyang, Kncold.or.kr, 2/7/2024, http://www.kncold.or.kr/.

32. Dịch vụ dữ liệu nghiên cứu Seoul, Dịch vụ dữ liệu nghiên cứu Seoul, 2/7/2024, https://data.si.re.kr/.

33. World Bank, Employment in agriculture (modeled ILO estimate), 27/7/2024, https://data.worldbank.org/.

34. Global Water Disputes, 466 Cases in the Last 10 Years, 29/7/2024, https://hani.co.kr/ar ti/international/inter-national_general/922986.html.

35. Hệ thống thông tin toàn diện quản lý tài nguyên nước quốc gia, Hệ thống thông tin toàn diện quản lý tài nguyên nước quốc gia, 22/7/2024, http://wamis.go.kr/.

36. Hệ thống thông tin tổng hợp quản lý tài nguyên nước quốc gia, 2/7/2024, https://water.nier.go.kr/.

37. International Commission on Irrigation and Drainage (ICID), Irrigated Agriculture Development under Drought and Water Scarcity, 29/7/2024, https://www.icid.org/drought_pub2017.pdf.

38. Money Today, Nakdong River: Shocking 30 tons of Phenol, 2/7/2024, https://news.mt.co.kr/.

39. Tòa án Hiến pháp, 27/7/2024, https://newsis.com/.

40. UN, Report of the World Commission on Environment and Development - Our Common Future, Sdgs.un.org, 2/7/2024, https://sdgs.un.org/.

41. Water Journal, Water and the Future: Part 2. Domestic water dispute cases, 29/7/2024, https://waterjournal.co.kr/.

42. World Bank, Employment in agriculture, 27/7/2024, https://data.worldbank.org/.

[1] Elena Emilia Ștefan "Water - Public Good Vital for Humanity", Athens Journal of Law - Volume 10, Issue 2, April, pp. 209-222, (2024)

[2] Thomas Pölzler/ Tobu Tomabechi "Broad, subjective, relative: the surprising folk concept of basic needs" Philos Stud 181, pp. 319–347, (2024)

[3] UNDP (United Nations Development Programme), UN Human Development Report, New York, NY: Oxford University Press, (1994)

[4] Benita Ebindu Siloko "Human security, sustainable livelihoods and development: the case of the Niger Delta region in Nigeria", Athens Journal of Law - Volume 10, Issue 2, Pages 209-222, (2024)

[5] R Febriamansyah/ Van H T Pham "Farmers’ livelihood strategies for adapting to reduced water resources in the upstream Mekong Delta, Vietnam", Earth and Environmental Science, 2023 Conference on Environment and Sustainable Development, 1349 012037, (2024)

[6] Jennifer Kasanda Sesabo Understanding the Impact of Water Accessibility and Sanitation-Related Diseases on Livelihoods in Tanzania, African Journal of Empirical Research, Vol. 4 (Iss.2) pp. 231-240, (2023)

[7] UN “Report of the World Commission on Environment and Development - Our Common Future”. https://sdgs.un.org/. truy cập ngày: 2/07/2024

[8] WCED: World Commission on Environment and Development

[9] Julio Berbel/ Blanca Cuadrado-Alarc ́on "Hydro-economic basin impacts of extensive adoption of deficit irrigation by farmers: Are we overestimating water resources?", Journal of Hydrology, Volume 634, 131075, (2024)

[10] World bank Employment in agriculture, https://data.worldbank.org/. truy cấp ngày. 27/07/2024

[11] Zamathula Queen Sikhakhane Nwokediegwu "Review of water policy and management: Comparing the USA and Africa”, Engineering Science & Technology Journal, E-ISSN: 2708-8952, Vol 5, Issue 2, pp. 402-411, (2024)

[12] Kim Hyeong-guk “Quá trình phát triển kinh tế và các vấn đề môi trường: Kinh nghiệm của Hàn Quốc hiện đại”, Tạp chí Môi trường, Tập 32, pp. 190~201, (1994)

[13] Vùng biển Tây Nam Hàn Quốc, chiều cao đập 64m, chiều dài 335m

[14] Đập sông Soyang, Hiệp hội Đập Hàn Quốc. http://www.kncold.or.kr/

[15] Đập trọng lực bê tông lớn nhất của Hàn Quốc, hoàn thành vào năm 1985, cao 97,5 m, dài 447 m, thể tích 902.000 m3

[16] Bensaada Rabah, "Water contamination of the dam at Hammam Boughrara in the North-West of Algeria, as sustainable development falters" Cadernos de Geografia nº 49, Coimbra, FLUC, pp. 19-31, (2024)

[17] Dịch vụ dữ liệu nghiên cứu Seoul, https://data.si.re.kr/data. Truy cập ngày: 07/2/2024

[18] Vụ rò rỉ phenol xảy ra tại một công ty điện tử trong Khu công nghiệp Gumi năm 1991. Do vụ tai nạn này, 13 nhân viên bị bắt giữ, 11 công chức viên Bộ Môi trường bị kỷ luật, Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Môi trường bị miễn nhiệm, cách chức.

[19] Bộ Hành chính và An ninh, Cục Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia, https://www.archives.go.kr/. Truy cập ngày: 2/07/2024

[20] Money Today, ‘Nakdong River ‘Shocking 30 tons of phenol’. https://news.mt.co.kr/. Truy cập ngày: 2/07/2024

[21] Trung tâm thông tin pháp luật quốc gia, Tiếng Anh, https://www.law.go.kr/LSW

[22] Điều tra 433 địa điểm trên đảo Jeju, 35 biện pháp hành chính đã được thực hiện đối với 30 cơ sở.

[23] Quyết định của Tòa án Tối cao: 2021두37373, ngày. 14/1/2022, 2021두58912, ngày. 16/9/2022.

[24] Hệ thống thông tin tổng hợp quản lý tài nguyên nước quốc gia, https://water.nier.go.kr/

[25] Seckler, D/ Amarasinghe, U. 'World Water Demand and Supply, 1990 to 2025', Scenarios and Issues; International Water Management Institute: Colombo, Sri Lanka, (1998)

[26] FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations, ‘Can water productivity improvement save us from global water scarcity’, FAO, CB3896EN/1/05.21, (2021)

[27] Ahopelto, L/ Veijalainen, N 'Can There be Water Scarcity with Abundance of Water? Analyzing Water Stress during a Severe Drought in Finland'Sustainability, 11, 1548, (2019)

[28] International Commission on Irrigation and Drainage (ICID), 'Irrigated Agriculture Development under Drought and Water Scarcity' New Delhi, India, (2017)

[29] Seckler, D/ Barker, R, 'Water scarcity in the twenty-first century', Int. J. Water Resour. Dev, 15, pp. 29-42, (1999)

[30] Water and the Future, https://www.waterjournal.co.kr/. Truy cập ngày: 21/07/2024.

[31] Muhammad Rashid Khan 'Crucial Water Issues between Pakistan and India, CBMs, and the Role of Media', South Asian Studies, A Research Journal of South Asian Studies, Vol. 28, No. 1, pp. 213-221, (2013)

[32] Naila Afzal/ Dr. Zahid Yaseen 'China and India: On the Edge of Water Disputes and Co-operations', Journal of Arts and Social Sciences, VII (2), pp. 231-244, (2020)

[33] 'Global Water Disputes' 466 Cases in the Last 10 Years'. https://hani.co.kr. Truy cập ngày: 21/07/2024

[34] Hệ thống thông tin toàn diện quản lý tài nguyên nước quốc gia, http://wamis.go.kr/. truy cập ngày: 22/07/2024

[35] Tòa án Hiến pháp, 2011.3.31, Bản án số 2010헌마195, Thẩm phán toàn diện, ‘Bản kiến nghị hiến pháp đã được đệ trình để quy định các khu vực bảo vệ nguồn nước', https://www.newsis.com/. Truy cập ngày: 27/07/2024

[36] National Assembly Research Service, “Performance and Development Direction of the Water Management Committee”, Issues and Discussions No.2014, (2022)

[37] Ministry of Environment, Water Integration Policy Bureau, “Water-related statutory plan for realizing basin-based integrated water management”, (2020)

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  4 giờ trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  2 ngày trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Pháp luật quốc tế -  6 ngày trước

Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.

Lịch sử tranh chấp Cao nguyên Golan dưới góc nhìn pháp luật quốc tế

Lịch sử tranh chấp Cao nguyên Golan dưới góc nhìn pháp luật quốc tế

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

(PLPT) - Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ chiến lược giữa Israel và Syria, là trung tâm của một trong những tranh chấp lãnh thổ dai dẳng và phức tạp nhất Trung Đông.

Nghiên cứu Quyền của Người tị nạn và Người di cư theo Công ước về Người tị nạn năm 1951 - thách thức trong việc thực thi trong bối cảnh xung đột ở Syria, Yemen và các quốc gia Trung Đông

Nghiên cứu Quyền của Người tị nạn và Người di cư theo Công ước về Người tị nạn năm 1951 - thách thức trong việc thực thi trong bối cảnh xung đột ở Syria, Yemen và các quốc gia Trung Đông

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

(PLPT) - Người tị nạn và người di cư đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột như Syria và Yemen. Công ước về Người tị nạn năm 1951, cùng với Nghị định thư năm 1967, đã đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản bảo vệ quyền lợi của người tị nạn. Tuy nhiên, việc đảm bảo và thực thi các quyền này vẫn là một thách thức lớn.

Kinh nghiệm phát triển các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngoài luật định tại Nhật Bản và một số gợi mở cho Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngoài luật định tại Nhật Bản và một số gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Sự đa dạng của thực tiễn khiến giao dịch dân sự không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong đời sống dân sự. Nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngoài các biện pháp bảo đảm được quy định theo luật. Một khi tranh chấp xảy ra, giá trị pháp lý của các thỏa thuận này đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan xét xử.

Nghiên cứu các biện pháp đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em trong chiến tranh Trung Đông

Nghiên cứu các biện pháp đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em trong chiến tranh Trung Đông

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

(PLPT) - Xung đột tại khu vực Trung Đông kéo dài đã tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn trong lịch sử hiện đại. Trong đó, phụ nữ và trẻ em là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, thường phải chịu đựng hậu quả nặng nề của chiến tranh, bạo lực và sự mất an toàn.

Đọc nhiều