Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Yến Nhi Thứ hai, 21/10/2024 - 16:16
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Đối tượng Nguyễn Tiến Nam tại cơ quan Công an. (Ảnh: CAND)

Giả cảnh sát hình sự yêu cầu đưa 1 tỷ đồng để bỏ qua vụ đánh bạc qua mạng

Ngày 21/10, Cơ quan CSĐT (PC02) - Công an tỉnh Bắc Kạn đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Văn Hậu (SN 1992, trú tại thôn Đông Lễ, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) và ra quyết định tạm giữ đối với Nguyễn Tiến Nam (SN 1993, trú tại tổ dân phố Bến 1, phường Đắc Sơn, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) cùng về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện tại địa bàn tỉnh xuất hiện nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo "chạy án" chiếm đoạt tài sản.

Để tạo thêm lòng tin, đối tượng làm giả giấy triệu tập có ký tên, đóng dấu của Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đưa cho bị hại xem rồi chủ động liên lạc qua điện thoại yêu cầu phải đưa tiền để không bị xử lý.

Phát hiện nguồn tin, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Kạn đã báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, chỉ đạo lực lượng trinh sát tổ chức xác minh. Qua đó xác định, trưa 19/10, nhóm đối tượng sẽ thực hiện việc nhận số tiền 1 tỷ đồng của 2 bị hại tại khu vực TP. Bắc Kạn.

Vào 13h ngày 19/10, tại quán cafe Trung Nguyen Legend thuộc Tổ 8A, phường Đức Xuân, TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện Hậu và Nam đang có hành vi nhận tiền của chị B.T.T.T. (SN 1998, trú tại xã Sơn Thành) và chị H.N.L. (SN 2003, trú tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).

Ngay khi thấy lực lượng chức năng, các đối tượng đã bỏ chạy, Nguyễn Tiến Nam vứt lại 2 túi tiền đang cầm trên tay xuống đường, nhưng đã bị khống chế. Còn Nguyễn Văn Hậu lên xe ô tô do một đối tượng nữ đang nổ máy chờ sẵn bỏ chạy khỏi hiện trường.

Qua thông tin nhanh, đối tượng nữ được xác định là Hoàng Thị T. (SN 1993, trú tại thôn Khuổi Nằn 1, thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Ngay lập tức, thông tin về phương tiện và đặc điểm nhận dạng của đối tượng đã được thông báo.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các xã, thị trấn trên tuyến tổ chức phối hợp truy xét, đồng thời vận động đối tượng Hoàng Thị Thương trình diện để làm việc. Sau khi Thương xuống xe, Hậu tiếp tục điều khiển phương tiện chạy trốn và bị lực lực Cảnh sát giao thông Công an huyện Chợ Đồn bắt giữ ngay khi đến địa phận xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồn.

Các đối tượng nhanh chóng được đưa về cơ quan công an để làm việc, quá trình này Hậu lì lợm, quanh co chối tội, nhưng trước những chứng cứ sắc bén đối tượng đã khai nhận hành vi của mình.

Hiện vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bắc Kạn tiếp tục điều tra làm rõ.

Giả danh công an nhận gần 130 triệu đồng để 'chạy án'

Trước đó, tháng 9/2024, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lưu Văn Hạnh (34 tuổi, trú tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại khoản 2, Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Theo cơ quan điều tra, bản thân Hạnh làm công nhân nhưng do bản tính thích thể hiện nên Hạnh giới thiệu với những người Hạnh mới quen biết là Hạnh là cán bộ công an.

Đến khoảng 3/2022, do nghĩ Hạnh là cán bộ công an nên ông L. - một người dân trên địa bàn thị trấn Bá Hiến (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có con trai thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đã nhờ Hạnh xin cho con trai được hưởng án treo.

Do thiếu tiền tiêu xài cá nhân nên Hạnh đã yêu cầu ông L. đưa cho Hạnh tổng cộng 127 triệu đồng để Hạnh xin cho con của người này được hưởng án treo. Sau đó, Hạnh đã tiêu xài cá nhân hết toàn bộ số tiền kể trên.

Đến khi con của ông L. bị TAND tuyên án phạt tù, ông L. đã đến đòi tiền Hạnh nhiều lần nhưng Hạnh trốn tránh không trả. Do đó, ông L. đã làm đơn trình báo cơ quan Công an.

Nhận được đơn trình báo, lực lượng chức năng tiến hành điều tra xác định Hạnh đã bỏ trốn khỏi địa phương, xuất cảnh trái phép đến Myanmar. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT đã phối hợp với cơ quan chức năng để đưa Lưu Văn Hạnh về nước để xác minh, điều tra làm rõ hành vi của Hạnh.

Ngày 26/09/2024, Công an huyện Bình Xuyên đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lưu Văn Hạnh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án'

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an thông báo phương thức thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức nhận "chạy án" để quần chúng nhân dân biết, nâng cao cảnh giác, tránh bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn tương tự.

Quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, Cục Cảnh sát hình sự xác định, từ tháng 5/2023 đến tháng 1/2024, Lê Sỹ Phong (SN 1997, trú tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối là có quen biết, có quan hệ với các đồng chí lãnh đạo thuộc lực lượng CAND (Công an cấp Cục thuộc Bộ Công an và Công an cấp tỉnh) để bị hại tin là thật, chuyển tiền cho Lê Sỹ Phong để nhờ những người này "chạy án" cho người thân và tác động vào quá trình giải quyết tố giác về tội phạm.

Một bị hại trú tại TP Hồ Chí Minh đã nhiều lần chuyển tiền cho Lê Sỹ Phong, với số tiền khoảng 10 tỷ đồng để đối tượng thực hiện lời hứa trên.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 21/8, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Sỹ Phong.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đề xuất quy định mới về người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất quy định mới về người lao động có thu nhập thấp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Đọc nhiều