(PLPT) - Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại kỳ họp thứ 8 diễn ra chiều 21/10, Quốc hội đã tiến
hành bầu Chủ tịch nước.
Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán
thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính
trị, Thường trực Ban Bí thư - giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã
tuyên thệ nhậm chức theo quy định.
“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước
Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi Lương Cường, Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với
Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó” - Chủ tịch nước
Lương Cường tuyên thệ.
Sau Lễ tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường có bài
phát biểu trước Quốc hội.
Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957. Quê quán: Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ
Chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII
Bí thư Trung ương Đảng khóa XII
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII,
XIII
Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân
dân Việt Nam.
Quá trình công tác của Chủ tịch nước Lương Cường
+ 2002: Chính ủy Quân đoàn 2.
+ 2008: Chính ủy Quân khu 3.
+ 2009: Đồng chí Lương Cường được Thăng quân hàm Trung
tướng.
+ 2011: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
+ 2014: Đồng chí Lương Cường được Thăng quân hàm Thượng
tướng.
+ 01/2016: Đồng chí Lương Cường được bầu vào Ban Chấp
hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
đã bầu đồng chí Lương Cường vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.
+ 04/2016: Đồng chí Lương Cường được Bộ Chính trị quyết
định phân công giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt
Nam.
+ 01/2019: Đồng chí Lương Cường được phong quân hàm Đại
tướng.
+ 01/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng, đồng chí Lương Cường được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
đồng chí Lương Cường được bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII.
+ Ngày 16/5/2024, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bộ Chính trị phân công đồng chí Đại tướng Lương
Cường tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
+ Ngày 21/10/2024, tại kỳ họp thứ 8 diễn ra chiều 21/10,
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị,
Thường trực Ban Bí thư - giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch nước là ai?
Theo Điều 86 Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng
đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại.
Điều 87 Hiến pháp 2013 nêu rõ, Chủ tịch nước do Quốc hội
bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 88 Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban
thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày
pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội
biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước
trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của
Chính phủ;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào
nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố
quyết định đại xá;
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các
giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch,
thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ
tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân
hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội
nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ
vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động
viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường
vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước
hoặc ở từng địa phương;
- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài;
căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn
nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc
tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm
dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp 2013; quyết
định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh
Nhà nước.
Tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch nước
Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, để có thể trở thành
Chủ tịch nước Việt Nam, cá nhân phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và các tiêu
chuẩn cụ thể đối với chức danh này.
Về tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước, Quy định
214-QĐ/TW năm 2020 đã có những nội dung quy định chi tiết về vấn đề này.
Cụ thể, để có thể trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, cá
nhân phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung đối với các chức danh cán bộ thuộc diện
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các tiêu chuẩn cụ thể đối
với chức danh Chủ tịch nước.
Trong đó, các tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chủ
tịch nước đã được Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 nêu ra như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung
ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công
tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng
về công tác tư pháp.
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng
đồng dân tộc trong, ngoài nước.
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Bí
thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính
trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương
quyết định.
Dựa vào nội dung quy định nêu trên, cá nhân bảo đảm đầy
đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị và phải tham gia Bộ Chính trị
trọn một nhiệm kỳ trở lên, trừ trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương
quyết định.
Trình tự bầu Chủ tịch nước
Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị
quyết 71/2022/QH15 quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để
Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
- Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị,
đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch
nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi
về các vấn đề có liên quan.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc
giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc
hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới
thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để
bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu
kín.
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả
biểu quyết.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị
quyết bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thảo luận.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc
giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.