Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Làm thế nào để xin trở lại Quốc tịch Việt Nam?

Yến Nhi Thứ ba, 20/08/2024 - 05:28
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Điều kiện được trở lại Quốc tịch Việt Nam là gì? Hồ sơ và thủ tục xin trở lại Quốc tịch Việt Nam được quy định thế nào?

Làm thế nào để xin trở lại Quốc tịch Việt Nam? (Ảnh minh họa)

Bạn đọc hỏi:

Tôi là người gốc Việt Nam. Năm 2005, tôi lấy chồng Hoa kỳ, sau đó sang định cư và thôi Quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Nay tôi muốn trở về Việt Nam để sinh sống. Vậy xin Luật sư cho biết, tôi có thể nhập Quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch Hoa Kỳ hay không? Thủ tục để được trở lại Quốc tịch Việt Nam là gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Luật sư Trần Hậu, Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng, tư vấn như sau:

Điều kiện để được trở lại Quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch Hoa Kỳ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008, người được thôi Quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại Quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam không được trở lại Quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Đồng thời, về nguyên tắc người được trở lại Quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây thì được coi là trường hợp đặc biệt để trình Chủ tịch nước xem xét việc cho trở lại Quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

a) Có đủ điều kiện trở lại Quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam;

b) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại Quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

c) Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng;

d) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại Quốc tịch Việt Nam.

Trình tự, thủ tục xin trở lại Quốc tịch Việt Nam

Trình tự, thủ tục xin trở lại Quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

Hồ sơ xin trở lại Quốc tịch Việt Nam bao gồm:

- Đơn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

- Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam đã từng có Quốc tịch Việt Nam;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại Quốc tịch Việt Nam;

- Con chưa thành niên cùng trở lại Quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại Quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại Quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại Quốc tịch Việt Nam của con.

Hồ sơ xin trở lại Quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trình tự xin trở lại Quốc tịch Việt Nam:

Bước 1: Người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2.1: Trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại Quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Bước 2.2: Trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại Quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Bước 3: Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại Quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại Quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại Quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Hy vọng những thông tin tư vấn của luật sư đã giải đáp được thắc mắc của độc giả về vấn đề "Làm thế nào để xin trở lại Quốc tịch Việt Nam?". Đừng quên theo dõi Chuyên mục Góc nhìn pháp lý của Pháp luật và Phát triển để nắm bắt được những quy định mới của pháp luật cũng như những tình huống pháp lý diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Độc giả có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới hoặc gửi câu hỏi cho luật sư tại đây.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế: Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030

Bộ Y tế: Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 giờ trước

(PLPT) - Ngày 17/9/2024, Bộ Y tế đã họp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ để đánh giá, góp ý dự thảo và phối hợp triển khai Đề án "Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030".

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão lũ có được miễn giảm thuế không?

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão lũ có được miễn giảm thuế không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Tổng cục Thuế vừa có văn bản số 4062/TCT-CS gửi 26 Cục Thuế tỉnh, thành phố yêu cầu triển khai hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2024 xịn sò thế nào?

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2024 xịn sò thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lấy cảm hứng từ những hình ảnh thân thuộc, bình dị và đặc trưng nhất của Hà Nội, bộ đôi áo đấu và huy chương của giải chạy VPBank International Marathon (VPIM) năm nay được Ban tổ chức kỳ vọng sẽ truyền tải thông điệp quảng bá hình ảnh Hà Nội tươi đẹp, thân thiện, hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.

Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh phải cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng cao, hỗ trợ phản ứng nhanh và tiết kiệm chi phí

Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh phải cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng cao, hỗ trợ phản ứng nhanh và tiết kiệm chi phí

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bộ Y tế cần một hệ thống thông tin tập trung để hỗ trợ công tác điều hành quản lý, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh và giảm thiểu thời gian thủ tục trong công tác giám định. Hệ thống này phải cung cấp thông tin dữ liệu chất lượng cao, hỗ trợ phản ứng nhanh và tiết kiệm chi phí.

Người đang hưởng án treo có được làm việc ngoài nơi cư trú không?

Người đang hưởng án treo có được làm việc ngoài nơi cư trú không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bộ Công an đang dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Trong đó, Bộ đề xuất quy định giải quyết trường hợp người được hưởng án treo có nguyện vọng làm việc ngoài nơi cư trú.

Quy định pháp lý và thực tiễn bồi thường thiệt hại bảo hiểm tài sản do thiên tai tại Việt Nam hiện nay

Quy định pháp lý và thực tiễn bồi thường thiệt hại bảo hiểm tài sản do thiên tai tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Việt Nam, việc bảo vệ tài sản trước những rủi ro do thiên tai gây ra thông qua bảo hiểm đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, quy trình bồi thường thiệt hại bảo hiểm tài sản do thiên tai vẫn còn nhiều thách thức và phức tạp.

Hậu bão Yagi: Doanh nghiệp có 'dễ dàng' nhận được bồi thường dù đã mua bảo hiểm tài sản không?

Hậu bão Yagi: Doanh nghiệp có 'dễ dàng' nhận được bồi thường dù đã mua bảo hiểm tài sản không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bảo hiểm tài sản, vốn được coi là giải pháp an toàn để bảo vệ tài sản và giảm thiểu thiệt hại tài chính, lại trở thành một bài toán khó với nhiều doanh nghiệp khi yêu cầu bồi thường.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Đọc nhiều