Người nước ngoài cần nắm rõ điều kiện và thủ tục để xin nhập quốc tịch Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Bạn đọc hỏi:
Tôi
là người Việt Nam làm việc tại Singapore, nay đã đến tuổi nghỉ hưu, tôi muốn
đưa gia đình về quê hương sinh sống. Vợ và con trai tôi (năm nay đã 26 tuổi) đều
là người Singapore, bây giờ tôi muốn nhập quốc tịch Việt Nam cho vợ và con. Nhờ
luật sư tư vấn thủ tục cần làm?
Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Trao đổi với PV Pháp Luật và Phát triển, Luật sư Phạm Thảo -
Công ty Luật FDVN (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) - cho hay:
(1)
Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam Căn cứ theo Điều 19 Luật Quốc tịch 2008, trường
hợp người bố là người Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) có con ruột là công dân
nước ngoài (mang quốc tịch Singapore) muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì vợ và
con phải đang thường trú ở Việt Nam, phải có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và
có đủ các điều kiện sau:
a)
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam,
b)
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập
quán của dân tộc Việt Nam;
Ngoài
điều kiện trên, người nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài,
trường hợp xin giữ quốc tịch nước ngoài thì phải đáp ứng đủ 05 điều kiện sau:
(i)
Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
(ii)
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
(iii)
Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là
phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
(iv)
Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh
hưởng.
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam
(i) Chuẩn bị hồ sơ
Đối
với trường hợp của bạn đọc trên, khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại mục (1)
trên, để thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cần chuẩn bị
các hồ sơ, giấy tờ sau:
-
Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản
khai lý lịch;
-
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời
gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp
do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc
tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp
không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
-
Giấy tờ chứng minh các điều kiện được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt
Nam: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (chứng minh quan hệ vợ - chồng); Bản
sao Giấy khai sinh (chứng minh quan hệ cha con) hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng
minh quan hệ cha con.
(ii) Thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam
Theo Điều 21 Luật Quốc tịch 2008, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện như
sau:
-
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú.
-
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi
văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt
Nam.
-
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan
Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong
thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập
quốc tịch Việt Nam.
-
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư
pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trinh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý
kiến gửi Bộ Tư pháp.
-
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ
điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin
nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường
hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người
không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho
thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính Phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
-
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người
xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20
ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư
pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch
Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
-
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.
Trả lời câu hỏi chất vấn của một số ĐBQH liên quan đến chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Thắng cho biết, Bộ đang chuẩn bị đồng bộ các biện pháp hỗ trợ về pháp lý và công nghệ tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện cách thu thuế mới đối với
Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).
(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.