Vừa qua, Chính phủ đã ban hành hai nghị định mới về tiền lương, cụ thể là Nghị định số 73 năm 2024 về mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nghị định số 74 năm 2024 của Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, từ ngày 1/7, tăng lương cơ sở (áp dụng đối với người làm cho nhà nước) lên 30%, cụ thể tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 540.000 đồng).
Đồng thời, tăng lương tối thiểu vùng (áp dụng cho người lao động đang hưởng lương do người sử dụng lao động quy định), cụ thể tăng từ 4,68 triệu đồng lên 4,96 triệu đồng (vùng I); từ 4,16 triệu đồng lên 4,41 triệu đồng (vùng II); từ 3,64 triệu đồng lên 3,86 triệu đồng (vùng III) và từ 3,25 triệu đồng lên 3,45 triệu đồng (vùng IV).
BHXH TP.HCM cũng đã ban hành thông báo về các thay đổi liên quan mức đóng BHYT kể từ ngày 1/7. Cụ thể như sau:
Theo quy định hiện nay, học sinh - sinh viên thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, các em đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ tham gia BHYT tại trường đang học, không tham gia BHYT hộ gia đình.
Từ ngày 1/7, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh - sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại học sinh - sinh viên tự đóng 70%), tức = 70% x 4,5% x 2,34 triệu đồng = 73.710 đồng/tháng. Phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể linh động lựa chọn đóng theo 4 phương thức gồm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng một lần:
BHXH TP.HCM lưu ý đối với học sinh - sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7 cũng sẽ tăng lên khi nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.
Theo quy định hiện nay, người đầu tiên trong hộ gia đình sẽ đóng 4,5% mức lương cơ sở, tức = 4,5% x 2,34 triệu đồng = 105.300 đồng/tháng. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Mức đóng BHYT hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí từ ngày 1/7 như sau:
Đối với thành viên hộ cận nghèo, nhà nước sẽ hỗ trợ mức đóng BHYT là 70%, tức = 70% x 4,5% x 2,34 triệu đồng x 12 tháng = 884.520 đồng/năm.
Còn lại, người tham gia BHYT là thành viên hộ cận nghèo sẽ tự đóng 30%, tức = 30% x 4,5% x 2,34 triệu đồng x 12 tháng = 379.080 đồng/năm.
Theo BHXH TP.HCM, khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT cũng như điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.
Trường hợp người tham gia đã đóng đủ tiền vào quỹ BHYT theo thời hạn sử dụng của thẻ BHYT và được cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024 thì cả người tham gia BHYT và ngân sách nhà nước không phải đóng, hỗ trợ bổ sung do tăng mức lương cơ sở đối với thời gian từ ngày 1/7/2024.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho rằng BHYT là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi không may đau ốm đau, bệnh tật. Đây là “món quà” giá trị, luôn đồng hành cùng người bệnh. Người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm.
Theo ông Mạnh, là cơ quan được Chính phủ giao tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, ngành BHXH Việt Nam đã và luôn đồng hành với Ngành Y, các bệnh viện để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia trong khám chữa bệnh BHYT; tối ưu sử dụng quỹ BHYT, phòng tránh, hạn chế tối đa các chi phí bất hợp lý, lãng phí, từ đó có nguồn lực dành cho những nhiệm vụ thiết thực, phục vụ người bệnh, nhất là người bệnh nặng và mãn tính.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.