Xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi): Đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số
Chính phủ
Thứ ba, 08/07/2025 - 09:49
Nghe audio
0:00
Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (dự thảo Luật) được xây dựng theo hướng hoàn thiện cơ chế rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin...
Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025".
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn cho biết, sau hơn một thập kỷ thực hiện, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, cải cách tư pháp ngày càng sâu sắc; sự phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội, cùng những thách thức mới từ hội nhập quốc tế, chuyển đổi số và yêu cầu tăng cường kỷ cương pháp luật đã và đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới, đòi hỏi phải sửa đổi toàn diện Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Đặc biệt, việc sửa đổi lần này có ý nghĩa chính trị - pháp lý, nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước, trước hết là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TW); Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự, cải tiến quy trình, thủ tục, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. hướng tới nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Vì vậy, trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, dự thảo Luật Thi hành án dân sự (dự thảo Luật) được xây dựng theo hướng: Hoàn thiện cơ chế rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực, phòng chống tiêu cực; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động thi hành án.
Cần mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về hai nhóm chủ đề chính: Nhóm các vấn đề liên quan đến sửa đổi trình tự, thủ tục theo hướng rút ngăn thời gian, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự.
Đại diện Cục Quản lý Thi hành án dân sự cho biết, thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về hoàn thiện cơ chế nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành án dân sự theo hướng rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; đồng thời nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự, dự thảo Luật có trọng tâm sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
Về vấn đề xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự, Chương III dự thảo Luật đã quy định về Thừa hành viên và Văn phòng thi hành án dân sự.
Tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Tư pháp về việc đổi tên Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự và Thừa phát lại thành Thừa hành viên để phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của tổ chức này, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án dân sự và phù hợp với quy định tại Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
Đồng thời, cần mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trên cơ sở có điều kiện nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp nghiên cứu để quy định rõ trách nhiệm của Văn phòng thi hành án dân sự, Thừa hành viên, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án dân sự; quy định đầy đủ điều kiện, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án dân sự do Văn phòng thi hành án dân sự, Thừa hành viên thực hiện, bảo đảm việc thi hành án do các tổ chức này thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình thi hành án dân sự.
Đa số các đại biểu đều thống nhất với quy định tại dự thảo Luật theo hướng rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí trong trình tự, thủ tục thi hành án dân sự; xã hội hóa mạnh công tác thi hành án dân sự với việc đổi tên Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự và Thừa phát lại thành Thừa hành viên để phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của tổ chức này tại dự thảo Luật, mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trên cơ sở có điều kiện.
Một số ý kiến cũng đề xuất cân nhắc việc đổi tên Văn phòng Thừa phát lại thành Văn phòng thi hành án dân sự bởi Văn phòng này còn thực hiện một số nhiệm vụ khác (như lập vi bằng); nhiều đại biểu băn khoăn đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng về quy định thẩm quyền của thừa hành viên (thừa phát lại) bởi họ thuộc khu vực tư (không phải là công chức, viên chức nhà nước) nên cần lưu ý đến quy định trách nhiệm để tránh việc lạm quyền.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GDĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lĩnh vực giáo dục và đào tạo của phòng chuyên môn thuộc UBND xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
(PLPT) - Sáng 25/6, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Đảng bộ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức khai mạc Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với tinh thần "Đoàn kết - Đổi mới - Trí tuệ - Dân chủ - Kỷ cương".
Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Cán bộ, công chức...
Sáng nay, 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tham dự cuộc làm việc và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV được bắt đầu từ sáng mai 19/6 và diễn ra trong 1,5 ngày (19-20/6) đối với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu khai mạc, kết thúc và điều hành các nội dung của phiên Phiên chất vấn.