Pháp luật quốc tế

Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc hiện nay và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Thành Luân Thứ tư, 31/07/2024 - 14:56
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bài viết phân tích quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc hiện nay về thuế suất, quy trình thực hiện nghĩa vụ thuế, kiểm tra, giám sát thực hiện thuế.

Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc hiện nay về thuế suất, quy trình thực hiện nghĩa vụ thuế, kiểm tra, giám sát thực hiện thuế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm, kết quả thực thi pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc, bài viết rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

Abstract: The article focuses on analyzing current Chinese corporate income tax legislation about: tax rates; the process of performing tax obligations; tax implementation inspection, supervision, etc. Based on the analysis and assessment of the advantages and results of China's corporate income tax law enforcement, the article will summarize some experiences for Vietnam in completing and enhancing the effectiveness of law enforcement in this area.
Keywords: Law, corporate income tax, China, Vietnam.

1. Đặt vấn đề

Trung Quốc thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax – sau đây viết tắt là CIT) từ năm 1980[1], khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu cải cách và hội nhập quốc tế. Các quy định pháp luật về CIT đã sửa đổi bổ sung nhiều lần để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của Trung Quốc. Hiện nay, CIT là một trong những nguồn thu chính của ngân sách nhà nước Trung Quốc, nguồn thu này được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như hạ tầng, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế[2]. Đồng thời, nó còn giúp Trung Quốc duy trì sự ổn định tài chính và tăng cường khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp và khó khăn trong nền kinh tế.[3]

Các quy định của pháp luật Trung Quốc hiện nay về CIT được quy định tại Luật Thuế Doanh nghiệp (Corporate Income Tax Law), ban hành vào năm 2007 và đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017, 2018. Luật này quy định về thuế suất, cách tính thuế, các khoản miễn giảm thuế, khấu trừ thuế… Nghị định về Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc (Implementation Regulations of China Corporate Income Tax Law) - được ban hành vào năm 2008 và có hiệu lực từ 01/01/2008 và các quy định, thông tư, thông báo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế vụ quốc gia.

2. Quy định của pháp luật Trung Quốc hiện nay về thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành,[4] tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc có nghĩa vụ nộp CIT trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm. Mức thuế suất chung được áp dụng là 25%. Mức thuế suất này đã được giảm hơn trước rất nhiều (33% năm 2008) và đang được nghiên cứu tiếp tục giảm xuống trong tương lai. Nhận thức được sự ảnh hưởng của CIT đến môi trường kinh doanh và doanh nghiệp.[5] Đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, dự án khuyến khích đầu tư thì Trung Quốc đã quy định mức thuế suất CIT đãi hơn, cụ thể:

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn là 20%.

- Thuế suất nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế tại các vùng kinh tế đặc biệt là từ 15% đến 20%[6] . Ví dụ: Vùng Đông Bắc bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Ji Lin là 15%; Vùng Tây Nam bao gồm các tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Tứ Xuyên và Khu tự trị dân tộc Tân Cương là 15%; Vùng Đông Nam bao gồm các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tô và Quảng Đông là 15%.[7]

- Thuế suất 15% nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, dự án khuyến khích đầu tư gồm: công nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới bao gồm công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới; Các ngành bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, bao gồm thiết bị tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo; các ngành dịch vụ hiện đại, bao gồm dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin, hậu cần và thiết kế sáng tạo; Công nghiệp nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, bao gồm phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới…[8]

Đối với doanh nghiệp nước ngoài không có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Trung Quốc, thuế suất là 20% trên tổng thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Với mức thuế suất nêu trên thì mức thuế suất CIT của Trung Quốc thấp hơn so với thuế suất CIT của Úc (30%), Mỹ (25,7%), Pháp (25,8%), Đức (29,9%) và Ý (27,81%), Nhật Bản (29,7%), Hàn Quốc (26,5)[9]. Vì vậy, đây là nguyên nhân để nhiều nước cho rằng việc áp thuế suất thấp có thể giúp các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh với các đối thủ là doanh nghiệp nước ngoài một cách không công bằng, không lành mạnh ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu.[10]

Quy trình thực hiện nghĩa vụ CIT hiện nay của doanh nghiệp đã được rút ngắn, đơn giản hoá,[11]cụ thể:

- Đăng ký thuế: Doanh nghiệp cần đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp. Quy trình đăng ký thuế đã được đơn giản hóa và tối giản hóa để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

- Báo cáo thuế: Doanh nghiệp báo cáo thuế hàng năm với cơ quan thuế địa phương trước ngày 31/5 hàng năm. Báo cáo thuế bao gồm các thông tin về thu nhập, chi phí và thuế phải nộp. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải báo cáo thuế hằng năm và cung cấp các tài liệu liên quan đến thuế cho cơ quan thuế kể cả trong trường hợp không phát sinh thu nhập.

- Nộp thuế: Doanh nghiệp nộp thuế hằng tháng hoặc hằng quý tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và mức thu nhập.

Cơ quan thuế tại địa phương là Chi cục Thuế tại địa phương nơi mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc thu thuế, kiểm tra và giám sát việc nộp thuế. Tổng cục Thuế vụ Quốc gia có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các chi cục thuế địa phương trong việc thực hiện quy định pháp luật về thuế nói chung và CIT nói riêng.

Nếu doanh nghiệp không đóng thuế đúng hạn hoặc bị nghi ngờ gian lận, trốn thuế thì có thể bị kiểm tra thuế và áp dụng các biện pháp xử phạt tuỳ theo mức độ vi phạm.

Để tăng cường hiệu quả, tránh thất thoát, tăng cường tính minh bạch nhằm ngăn ngừa tham nhũng và tiêu cực Trung Quốc đã không ngừng đổi mới phương pháp quản lý CIT. Một trong những phương pháp được đánh giá đem lại hiệu quả cao đó là áp dụng công nghệ vào quản lý CIT. Cụ thể, Trung Quốc đã triển khai hệ thống thuế điện tử từ những năm 2000 và không ngừng đổi mới,[12] nâng cấp về công nghệ như hệ thống thanh toán thuế trực tuyến, hệ thống phân tích dữ liệu thuế, hệ thống xác minh thông tin thuế trực tuyến quản lý thuế một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.[13] Hệ thống này cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để nộp thuế trực tuyến, theo dõi các khoản thuế đã nộp và các khoản nợ thuế, và cập nhật thông tin thuế mới nhất. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo và khai thác dữ liệu để phát hiện các hành vi trốn thuế và tăng cường giám sát thuế.[14] Việc áp dụng công nghệ vào quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp giúp tăng tính minh bạch, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng hiệu quả quản lý thuế. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế vụ Quốc gia, số lượng doanh nghiệp sử dụng hệ thống thuế điện tử đã tăng đáng kể, từ 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2013 lên đến hơn 12 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.[15]

Song song với việc áp dụng công nghệ vào quản lý CIT, các cơ quan quản lý thuế của Trung Quốc cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp CIT của các doanh nghiệp bằng các biện pháp như:

- Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp để xác định các khoản thuế phải nộp.

- Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định các khoản thuế phải nộp.

- Kiểm tra các hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo rằng các khoản thuế phải nộp được tính đúng và đầy đủ.

Mặc dù vậy, tình trạng doanh nghiệp trốn CIT vẫn diễn ra nghiêm trọng ở Trung Quốc, cụ thể:

- Năm 2019, công ty dược phẩm Trung Quốc Kangmei Pharmaceutical đã bị phát hiện trốn thuế số tiền lên đến 9,1 tỷ USD. Công ty này đã bị phạt và các quản lý cấp cao đã bị bắt giữ.

- Năm 2020, công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande đã bị phát hiện trốn thuế số tiền lên đến 3,4 tỷ USD. Công ty này đã bị phạt và các quản lý cấp cao đã bị sa thải.

- Năm 2021, công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance (chủ sở hữu của ứng dụng TikTok) đã bị phát hiện trốn thuế số tiền lên đến 1,3 tỷ USD. Công ty này đã bị phạt và các quản lý cấp cao đã bị sa thải.

Những thủ đoạn mà các doanh nghiệp thường sử dụng để trốn CIT bao gồm:

- Giảm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ: Các doanh nghiệp giảm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ để giảm thu nhập và trốn thuế;

- Chuyển giá: Các doanh nghiệp chuyển giá bán hàng hoặc dịch vụ qua các công ty liên kết hoặc chi nhánh ở nước ngoài để giảm thu nhập và trốn thuế.

- Sử dụng chi phí giả: Các doanh nghiệp tăng chi phí giả để giảm thu nhập và trốn thuế.

- Khai báo thu nhập giảm: Các doanh nghiệp khai báo thu nhập giảm để giảm thuế.

- Trốn thuế qua nợ quá hạn: Các doanh nghiệp trốn thuế bằng cách sử dụng nợ quá hạn để giảm thu nhập. [16]

Để doanh nghiệp trốn CIT thành công là còn có sự tiếp tay của quan chức cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, đi cùng với việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp CIT của doanh nghiệp, công tác phòng chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực của quan chức ngành thuế đã được Trung Quốc thực hiện quyết liệt, nghiêm minh đưa nhiều vụ án lớn ra xét xử. Ví dụ, một trong những vụ án tham nhũng và tiêu cực về CIT lớn nhất tại Trung Quốc là vụ án Lưu Hải Duyên vào năm 2013, đây là một quan chức cấp cao của cơ quan thuế Trung Quốc, đã bị bắt giữ và kết án tù chung thân vì nhận hối lộ và tiếp tay cho các doanh nghiệp trốn thuế. Theo báo cáo, Lưu Hải Duyên đã nhận được hơn 129 triệu USD trong vòng 10 năm từ các doanh nghiệp và cá nhân; [17] Vào năm 2018, Lý Đức Trọng, một quan chức thuế cấp cao ở tỉnh Hà Bắc, đã bị kết án tù chung thân vì đã nhận hối lộ từ các doanh nghiệp đến 50 triệu USD và sử dụng chức vụ của mình để giúp doanh nghiệp trốn thuế;[18]

3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoàn thiện và thực thi hiệu quả pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

So với Trung Quốc thì Việt Nam ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp muộn hơn khoảng gần 20 năm.[19] Điều này xuất phát từ việc Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế sớm hơn. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt khoảng 14,3 nghìn tỷ USD, xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ.[20] Mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhưng hệ thống pháp luật về thuế nói chung và CIT nói riêng của Trung Quốc được đánh giá là khá hoàn thiện, tiệm cận với các nước phát triển và tạo động lực mạnh mẽ để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội.

Việt Nam và Trung Quốc có sự tương đồng trong xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản và cơ chế quản lý, vận hành nền kinh tế. Vì vậy học hỏi các kinh nghiệm của Trung Quốc về chính sách, pháp luật quản lý kinh tế, quản lý thuế nói chung và về CIT nói riêng. Từ sự phân tích ở trên về pháp luật CIT hiện hành của Trung Quốc, Việt Nam có thể tham khảo các kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, giảm thuế suất

Việc giảm thuế suất CIT góp phần thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài, gia tăng lợi nhuận và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo. Hiện nay mức thuế suất CIT chung của Trung Quốc so với Việt Nam là cao hơn là 3%,[21] trong khi đó, nền kinh tế của Việt Nam xét về quy mô thua kém Trung Quốc khoảng 43 lần vào năm 2020[22]. Đồng thời, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phát triển đồng bộ, hiện đại hơn hẳn. Như vậy, Việt Nam sẽ khó tạo sức hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Thực tế của Trung Quốc đã cho thấy, việc giảm thuế suất CIT có làm giảm thu ngân sách nhà nước trong thời gian ngắn nhưng xét về lâu dài đã mang lại ích rất to lớn cho doanh nghiệp,[23] thúc đẩy sự phát triển thần kỳ nền kinh tế của Trung Quốc và tăng thu ngân sách nhà nước các nguồn thu khác như từ thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cần phải nghiên cứu, xem xét giảm mức thuế suất CIT phù hợp hơn.

Đặc biệt, để thúc đẩy sự phát triển của các các ngành, lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế mới cần phải quy định thuế suất thấp từ 5%-10% hoặc miễn thuế. Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao cần ưu tiên đầu tư phát triển thì mức thuế suất cũng chỉ nên để ở mức cố định 10% để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào đây thay vì chỉ quy định ưu tiên thuế suất 10% trong thời gian 15 năm cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới như hiện hành.

Thứ hai, đơn giản hóa quy trình thực hiện nghĩa vụ CIT: như đã phân tích Trung Quốc đã đơn giản hóa quy trình thực hiện nghĩa vụ CIT để tiết kiệm thời gian, minh bạch hoá và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việt Nam cũng nên nghiên cứu để tiếp tục đơn giản hoá quy trình thực hiện nghĩa vụ CIT bởi theo đánh giá của OECD các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ vẫn còn là khó khăn, phức tạp, khó hiểu.[24] Trong đó, cần phải tăng cường áp dụng công nghệ vào quản lý thuế. Các công nghệ như hệ thống phân tích dữ liệu thuế, hệ thống xác minh thông tin thuế trực tuyến, và hệ thống phát hiện gian lận thuế tự động mà Trung Quốc đã áp dụng đem lại hiệu quả thì Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng. Việc áp dụng công nghệ vào quản lý thuế sẽ giúp Việt Nam tăng tính hiệu quả và tính minh bạch trong việc thu thuế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải đảm bảo triển khai một cách an toàn và bảo mật để tránh các vấn đề về bảo mật thông tin và vi phạm quyền riêng tư. Ngoài ra, cũng cần phải đào tạo và nâng cao năng lực cho các công chức thuế thuế để sử dụng các công nghệ mới trong quản lý thuế một cách hiệu quả.

Thứ ba, tăng cường kiểm tra và giám sát: như đã phân tích ở trên, Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra và giám sát để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc thu thuế. Việt Nam cũng có thể áp dụng các biện pháp tương tự để đảm bảo tính minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức và giảm thiểu các hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.

4. Kết luận

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, quy mô lớn thứ 2 thế giới và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Nhìn chung, pháp luật về CIT của Trung Quốc là đã có sự hoàn thiện, các quy định pháp luật vừa mang tính ổn định, vừa mang tính linh hoạt, hiện đại và thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Các quy định pháp luật về CIT của Trung Quốc cũng trực tiếp và tương đối dễ tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng nên Việt Nam cần tham khảo, học hỏi./.

Tài liệu tham khảo

1. China Briefing News. (2020). Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Trung Quốc. Asia Briefing Ltd. Truy cập từ https://www.china-briefing.com/news/corporate-income-tax-china/.

2. Tax News. (2021, January 20). China collected RMB 1.8tn in corporate income tax in 2020. https://www.taxnews.com/news/China_Collected_RMB_18tn_In_Corporate_Income_Tax_In_2020____100790.html.

3. Lê Thị Hồng Thắm. (2020). Đánh giá vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngân sách quốc gia Trung Quốc. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 130(1B), 79-86.

4. Thanh Luan Nguyen, Thanh Cong Nguyen & Thuy Tien Ho. (2023): The effects of corporate taxation on the cost of bank loans, Applied Economics Letters, DOI: 10.1080/13504851.2023.2216435.

5. Corporate Tax in China. (2021). China Briefing. Truy cập từ https://www.china-briefing.com/news/corporate-tax-in-china/

6. Chinese Government. (n.d.). Corporate income tax rates. Retrieved from http://english.gov.cn/policies/latest_releases/2016/01/19/content_281475267406830.htm

7. State Administration of Taxation of the People's Republic of China. (2019). Tax incentives for preferred industries. Retrieved from http://www.chinatax.gov.cn/eng/n810341/n810755/c3954993/content.html

8. OECD. (2023). Corporate income tax rates. https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=TABLE_II1,

9. Council on Foreign Relations. (2018). Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp của Trung Quốc: Một lợi thế không công bằng và không bền vững? Truy cập từ https://www.cfr.org/backgrounder/chinas-low-corporate-tax-rate-unfair-and-unsustainable-advantage.

10. Liu, X. (2012). E-government development in China. In M. Janssen, Y. K. Dwivedi, & H. J. Scholl (Eds.), Handbook of Research on E-Government Readiness for Information and Service Exchange: Utilizing Progressive Information Communication Technologies (pp. 1-17). IGI Global.

11. Xinhua News Agency. (2018, April 16). China's tax management system goes digital.http://www.xinhuanet.com/english/2018-04/16/c_137116359.htm

12. KPMG. (2018, October 10). China: AI to help tax authorities identify tax evasion. https://home.kpmg/xx/en/home/media/press-releases/2018/10/china-ai-to-help-tax-authorities-identify-tax-evasion.html

13. China Daily. (2020, July 1). Electronic tax system in China sees surge in users.https://www.chinadaily.com.cn/a/202007/01/WS5efc9d1ca3108348172553c6.html

14. Zhang, Y., Li, X., & Li, Y. (2019). Study on Tax Evasion of Enterprise Income Tax in China. Journal of Finance and Economics, 40(7), 82-93.

15. South China Morning Post. (2013). Former Beijing tax official sentenced to life for bribery. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/article/1295789/former-beijing-tax-official-sentenced-life-bribery.

16. Wong, E. (2018, April 12). China Sentences Former Top Tax Official to Life for Corruption. The New York Times. Retrieved from https://www.nytimes.com/2018/04/12/world/asia/china-tax-official-corruption.html

17. The International Monetary Fund. (2020). World Economic Outlook Database. Retrieved from https://www.imf.org/en/Publications/WEO/weo-database/2020/October/weo-report?c=924,&s=NGDP_RPCH,PPPGDP,NGDPD,PPPPC,&sy=2020&ey=2020&ssm=0&scsm=1&scc=0&ssd=1&ssc=0&sic=0&sort=country&ds=.&br=1.

18. The International Monetary Fund (IMF). (2020). World Economic Outlook Database, October 2020. https://www.imf.org/en/Publications/WEO/weo-database/2020/October

19. Li, Z., & Zhang, H. (2020). The impact of corporate income tax reduction on investment efficiency: Evidence from China. Economic Modelling, 87, 1-11.

20. OECD (2019). Đánh giá các chính sách thuế tại Việt Nam. Tải về từ https://www.oecd.org/tax/beps/vietnam-tax-policy-and-administration-assessment.pdf

* TS. Đặng Thành Luân, Phó trưởng Khoa Luật và Lý luận Chính trị, Trường Đại học Thuỷ lợi. Duyệt đăng 14/6/2023.E-mail:nguyenthanhluan@tlu.edu.vn

[1]China Briefing News, Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Trung Quốc, Asia Briefing Ltd, (2020), https://www.china-briefing.com/news/corporate-income-tax-china/

[2] Theo Tổng cục Thuế vụ Quốc gia Trung Quốc, năm 2020, Trung Quốc thu được khoảng 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 276 tỷ USD) thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguồn: Tax News. (2021, January 20). China collected RMB 1.8tn in corporate income tax in 2020. https://www.tax-news.com/news/China_Collected_ RMB_ 18tn_In_Corporate_Income_Tax_In_2020____100790.html

[3] Lê Thị Hồng Thắm, Đánh giá vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngân sách quốc gia Trung Quốc. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 130 (1B), 79-86, (2020)

[4] Điều 4 Luật CIT

[5] Thanh Luan Nguyen, Thanh Cong Nguyen & Thuy Tien Ho. (2023): The effects of corporate taxation on the cost of bank loans, Applied Economics Letters, DOI: 10.1080/13504851.2023.2216435.

[6] Corporate Tax in China. (2021). China Briefing. Truy cập từ https://www.china-briefing.com/news/corporate-tax-in-china/

[7]Chinese Government. (n.d.). Corporate income tax rates. Retrieved from http://english.gov.cn/policies/latest_releases/2016/01/19/content_281475267406830.htm

[8] State Administration of Taxation of the People's Republic of China. Tax incentives for preferred industries, (2019), http://www.chinatax.gov.cn/eng/n810341/n810755/c3954993/content.html

[9] OECD.Stat, Stattutoty Corporate income tax rates (2023), https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode =TABLE_II1,

[10] Council on Foreign Relations, Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp của Trung Quốc: Một lợi thế không công bằng và không bền vững? (2018), https://www.cfr.org/backgrounder/chinas-low-corporate-tax-rate-unfair-and-unsustainable-advantage

[11] Nội dung này được quy định tại Luật Quản lý Thuế ban hành năm 1992, sửa đổi, bổ sung các năm 1995 và 2001.

[12] Liu, X. (2012). E-government development in China. In M. Janssen, Y. K. Dwivedi, & H. J. Scholl (Eds.), Handbook of Research on E-Government Readiness for Information and Service Exchange: Utilizing Progressive Information Communication Technologies (pp. 1-17). IGI Global.

[13] Xinhua News Agency. (2018, April 16). China's tax management system goes digital. http://www.xinhuanet.com/ english/2018-04/16/c_137116359.htm

[14]KPMG, China: AI to help tax authorities identify tax evasion, (2018, October 10) https://home.kpmg/xx/ en/home/ media/press-releases/2018/10/china-ai-to-help-tax-authorities-identify-tax-evasion.html

[15]China Daily, Electronic tax system in China sees surge in users, (2020, July 1) https://www.chinadaily.com.cn/ a/202007/01/WS5efc9d1ca3108348172553c6.html

[16] Zhang, Y., Li, X., & Li, Y. , Study on Tax Evasion of Enterprise Income Tax in China. Journal of Finance and Economics, 40(7), 82-93 (2019)

[17] South China Morning Post. (2013). Former Beijing tax official sentenced to life for bribery. South China Morning Post. https://www.scmp.com/news/china/article/1295789/former-beijing-tax-official-sentenced-life-bribery.

[18] Wong, E. (2018, April 12). China Sentences Former Top Tax Official to Life for Corruption. The New York Times. Retrieved from https://www.nytimes.com/2018/04/12/world/asia/china-tax-official-corruption.html

[19] Luật CIT đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật Thuế lợi tức trước đó. Hiện nay là Luật CIT số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã tiếp tục được sửa đổi, bổ sung 3 lần vào các năm năm 2013, 2014 và 2020.

[20] The International Monetary Fund. (2020). World Economic Outlook Database. Retrieved from https://www.imf.org/en/Publications/WEO/weo-database/2020/October/weo-report?c=924,&s=NGDP_RPCH,PPPGDP,NGDPD,PPPPC,&sy=2020&ey=2020&ssm=0&scsm=1&scc=0&ssd=1&ssc=0&sic=0&sort=country&ds=.&br=1

[21] Mức thuế suất CIT chung hiện hành của Việt Nam là 22% theo quy định tại Điều 10 Luật CIT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm các năm 2013, 2014, 2020, 2022.

[22] The International Monetary Fund (IMF). (2020). World Economic Outlook Database, October 2020. https://www.imf.org/en/Publications/WEO/weo-database/2020/October

[23] Li, Z., & Zhang, H.. The impact of corporate income tax reduction on investment efficiency: Evidence from China. Economic Modelling, 87, 1-11 (2020)

[24] OECD, Đánh giá các chính sách thuế tại Việt Nam, (2019) Tải về từ https://www.oecd.org/tax/beps/vietnam-tax-policy-and-administration-assessment.pdf

Cùng chuyên mục

Vụ nổ loạt máy nhắn tin gây thương vong lớn: Hé lộ điểm yếu của Hezbollah

Vụ nổ loạt máy nhắn tin gây thương vong lớn: Hé lộ điểm yếu của Hezbollah

Pháp luật quốc tế -  11 giờ trước

(PLPT) - Hàng trăm máy nhắn tin của các thành viên Hezbollah ở Lebanon bất ngờ phát nổ đồng loạt, gây thương vong lớn với hơn 2.800 người bị thương và ít nhất 9 người thiệt mạng.

TikTok đối mặt với thách thức pháp lý căng thẳng tại tòa án Mỹ

TikTok đối mặt với thách thức pháp lý căng thẳng tại tòa án Mỹ

Pháp luật quốc tế -  1 ngày trước

(PLPT) - Luật sư của TikTok và công ty ByteDance đã đối diện với những câu hỏi gay gắt từ tòa án phúc thẩm Mỹ vào ngày 16/9, trong nỗ lực ngăn chặn đạo luật cấm ứng dụng video ngắn này tại Mỹ. Vụ việc đang thu hút sự chú ý lớn khi ứng dụng TikTok, với hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ, đối mặt với nguy cơ bị cấm hoàn toàn vào tháng 1/2025.

Vụ ám sát hụt ông Trump tại Florida: FBI điều tra kế hoạch tinh vi

Vụ ám sát hụt ông Trump tại Florida: FBI điều tra kế hoạch tinh vi

Pháp luật quốc tế -  3 ngày trước

(PLPT) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra một âm mưu ám sát hụt nhằm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân golf ở hạt Palm Beach, bang Florida. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về an ninh của ông Trump trong bối cảnh ông đang tái tranh cử vào năm 2024.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Những nhân vật “quyền lực” sau khoản tiền quyên góp

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Những nhân vật “quyền lực” sau khoản tiền quyên góp

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Mùa bầu cử Tổng thống Mỹ bước sang giai đoạn nước rút với sự so kè sít sao của 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald J. Trump. Khả năng vận động tài trợ được coi là một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng lợi của các ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC

Mông Cổ giải thích vì sao không bắt Tổng thống Putin theo lệnh ICC

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

(PLPT) - Mông Cổ đã nêu rõ lý do không bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, giải thích rằng Ulaanbaatar duy trì chính sách trung lập và phụ thuộc các nước láng giềng về năng lượng.

Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Phần Lan: Kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra

Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thông qua chính sách khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Phần Lan: Kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Kỷ niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II: Khẳng định giá trị của hòa bình

Kỷ niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II: Khẳng định giá trị của hòa bình

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Theo Đài phát thanh Ba Lan, ngày 1-9, lễ tưởng niệm 85 năm ngày nổ ra Thế chiến II sẽ được tổ chức nhiều nơi ở Ba Lan, để nhắc nhở người dân Ba Lan và thế giới về giá trị của hòa bình.

Đối ngoại đảng và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng chính trị ở Ấn Độ

Đối ngoại đảng và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng chính trị ở Ấn Độ

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Trong những năm qua, công tác đối ngoại của Đảng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, trên cơ sở không ngừng tăng cường quan hệ với các chính đảng trên thế giới cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trong đó có các đảng chính trị ở Ấn Độ.

Đọc nhiều