Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Yến Nhi Thứ ba, 19/11/2024 - 19:33
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Hàng trăm chiếc áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ. (Ảnh: Cục QLTT tỉnh Nam Định)

Ngày 19/11, theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nam Định cho biết, trong vòng hơn 1 tháng theo dõi, Đội QLTT số 4 đã phát hiện đối tượng có kho hàng hóa kinh doanh tại xóm Sơn Hồng, xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ngày 13/11, Đội QLTT số 4 phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy Công an huyện Giao Thủy tiến hành kiểm tra kho hàng trên.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 200 sản phẩm áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ; trị giá ước tính 25 triệu đồng.

Làm việc với đoàn kiểm tra, ông P.Q.Đ (chủ hộ kinh doanh) cho biết, cơ sở kinh doanh của ông đang sử dụng sàn thương mại điện tử Tiktok Shop để đăng tải hình ảnh, nhận đặt hàng để bán các sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu không có nguồn gốc xuất xứ nói trên.

Số lượng sản phẩm được mua từ nhiều địa chỉ khác nhau trên địa bàn tỉnh Nam Định không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, không có hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa theo quy định pháp luật.

Đội QLTT số 4 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ các sản phẩm áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ nói trên và báo cáo xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?

Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP: "Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ" là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành chính

Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. Cụ thể:

"Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện."

Xử lý hình sự

Đối với những hành vi kinh doanh hoặc vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ qua biên giới trái với quy định của pháp luật, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người vi phạm nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho sức khỏe được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại như sau:

"Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện."

Như vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hạ, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Nhằm cung cấp thêm góc nhìn chuyên sâu về dự án Luật này, Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của Chuyên gia pháp luật Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật với tiêu đề "Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi".

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,... rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư. Vậy, quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt thế nào?

Triệt phá đường dây chế tạo, rao bán súng tự chế: Quy định của pháp luật về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Triệt phá đường dây chế tạo, rao bán súng tự chế: Quy định của pháp luật về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lềnh Chi Và cùng các đồng phạm đã chế tạo, gia công các bộ phận, linh kiện của súng tự chế và lắp ráp thành khẩu súng hoàn chỉnh, sau đó rao bán trên mạng xã hội để kiếm lời.

'Cô tiên' Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp': Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

"Cô tiên" Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp': Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Dù thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc đi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn và kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội, 'cô tiên từ thiện' đã bị thu hồi Giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' vì vi phạm pháp luật. Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

Bịa chuyện bị cướp điện thoại vì sợ gia đình trách mắng: Báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?

Bịa chuyện bị cướp điện thoại vì sợ gia đình trách mắng: Báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Bị ngã xe, sợ gia đình la mắng việc màn hình điện thoại bị vỡ, cô gái ở Đà Lạt đã mang điện thoại để bán, sau đó đến cơ quan công an trình báo tin giả. Vậy, báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?

Đọc nhiều