Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội - 20 năm một chặng đường hình thành và phát triển
Đình Đức
Thứ ba, 08/10/2024 - 15:00
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Viện Luật So sánh (Comparative Law Institute - CLI), tiền thân là Trung tâm Luật So sánh, là Viện nghiên cứu duy nhất của Trường Đại học Luật Hà Nội - trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Viện Luật so sánh hiện nay là một trong những cơ sở nghiên cứu, đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực luật so sánh với rất nhiều thành tích đạt được trong 20 năm qua.
1. Quá trình xây dựng và phát triển Viện Luật so sánh
Chặng đường 20 năm phát triển của Viện Luật so sánh được bắt đầu từ định hướng của Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội về việc xây dựng một trung tâm nghiên cứu trực thuộc nhà trường; vào năm 2004, Trung tâm Luật so sánh, chính là tiền thân của Viện Luật so sánh ngày nay, đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Ban đầu Trung tâm chỉ gồm 03 thành viên: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 01 trợ lý hành chính với trang thiết bị, cơ sở vật chất rất ít ỏi; thực hiện 3 chức năng chính là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và xây dựng nguồn tư liệu.
Năm 2014, Viện Luật so sánh được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Luật so sánh. Khác với cơ cấu tổ chức đơn giản của Trung tâm Luật so sánh trước kia, cơ cấu tổ chức của Viện Luật so sánh hiện nay có ban lãnh đạo viện gồm: Viện trưởng PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu và Phó Viện trưởng PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương; và 2 trung tâm trực thuộc là Trung tâm nghiên cứu so sánh luật công và Trung tâm nghiên cứu so sánh luật tư với những định hướng giảng dạy, nghiên cứu theo từng lĩnh vực đặc thù khác nhau.
Trung Tâm nghiên cứu so sánh Luật công thực hiện các nghiên cứu so sánh pháp luật về lĩnh vực luật hình sự, hành chính, hiến pháp... và hiện phụ trách giảng dạy các học phần theo phân công như Luật so sánh ứng dụng, Nghề luật và phương pháp học luật, Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật. Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu so sánh Luật công hiện nay là TS. Đào Lệ Thu. Phó Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu so sánh Luật công hiện nay là TS. Phạm Quý Đạt.
Trung Tâm nghiên cứu so sánh Luật tư thực hiện các nghiên cứu so sánh pháp luật về các lĩnh vực như pháp luật dân sự, thương mại, cạnh tranh, lao động, môi trường... và phụ trách giảng dạy các học phần Luật so sánh, Hợp đồng so sánh ( tiếng Anh), Pháp luật quản trị nhân sự, Tiếng Việt pháp lý.... Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu so sánh Luật tư hiện nay là TS. Đặng Thị Hồng Tuyến.
Sau 20 năm hình thành và phát triển, Viện Luật so sánh đã có 10 giảng viên, nghiên cứu viên; trong đó có 02 phó giáo sư, 05 Tiến sĩ và các Thạc sĩ đều là những người được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế. Tỷ lệ viên chức có học vị tiến sĩ chiếm 70%trên tổng số viên chức đã cho thấy Viện Luật so sánh có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra Viện còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, các cộng tác viên là những giảng viên ngoài trường, nhà nghiên cứu, luật sư có uy tín hoạt động trong và ngoài nước... Với nguồn nhân sự có trình độ, năng động, sáng tạo và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thuận lợi đã tạo nên môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, khoa học, hiệu quả đã giúp Viện Luật so sánh không ngừng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu, kết quả to lớn trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng nguồn tư liệu, thiết kế và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với các cơ sở đào tạo, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ.
Viện Luật so sánh ưu tiên tuyển mới thạc sĩ, tiến sĩ, các nghiên cứu viên được đào tạo ở các nước phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác chuyên môn trong nghiên cứu khoa học trong tình hình mới và giảng dạy, đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mà Trường đã ban hành. Đội ngũ viên chức của Viện được bồi dưỡng, phát triển cả về số lượng và chất lượng cùng với quá trình phát triển của Viện. Các thế hệ viên chức kế thừa những giá trị truyền thống mà thế hệ trước đã dày công vun đắp như tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu và khả năng phát huy nội lực mạnh mẽ để hoàn thành vượt mức nhiều nhiệm vụ được giao.
2. Những thành tựu của Viện Luật so sánh trong 20 năm qua
2.1. Các thành tích về nghiên cứu khoa học
Tự hào là viện nghiên cứu duy nhất trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Viện Luật so sánh trong suốt những năm qua luôn giữ vững tinh thần nghiêm túc, say mê nghiên cứu khoa học. Nhờ đó, công tác nghiên cứu khoa học của Viện ngày càng khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.
Trong 20 năm qua, các nhà khoa học của Viện đã thực hiện viết nhiều giáo trình, tập bài giảng để phục vụ cho hoạt động giảng dạy của Viện Luật so sánh với học phần Luật So sánh, đồng thời các nhà khoa học của Viện cũng tham gia nhiều biên soạn nhiều giáo trình khác phục vụ hoạt động giảng dạy của nhà trường. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã và đang công tác tại Viện luật so sánh cũng tích cực thực hiện và chủ biên – đồng chủ biên nhiều sách tham khảo, chuyên khảo có giá trị hỗ trợ rất tốt cho người học và những người nghiên cứu khác. Giai đoạn từ 2004 đến 2018, Viện xuất bản 01 giáo trình, tham gia biên soạn 07 giáo trình. Đặc biệt là Giáo trình Luật So sánh xuất bản lần đầu 2008 và liên tục được tái bản để phục vụ cho không chỉ người học tại Trường Đại học Luật Hà Nội mà còn phục vụ các cơ sở đào tạo luật khác trên cả nước giảng dạy học phần này và những nhà nghiên cứu về lĩnh vực luật so sánh nói chung.
Giai đoạn từ 2019 đến nay, Viện viết mới 01 giáo trình Luật So sánh năm 2021, tham gia viết 09 giáo trình khác; xuất bản 09 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo. Những quyển sách chuyên khảo, tham khảo có thể kể đến tiêu biểu gồm: (i) Sách chuyên khảo “Chống phân biệt đối xử từ góc độ nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia”, PGS.TS Nguyễn Hiền Phương, TS Đào Lệ Thu (đồng chủ biên) NXB Lao động, 2020; (ii) Sách chuyên khảo “Pháp luật về hợp đồng dưới góc nhìn luật học so sánh”, PGS.TS Nguyễn Hiền Phương (chủ biên), 2022; (iii) Sách chuyên khảo “Triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm và thực tiễn xây dựng pháp luật trên thế giới”, TS. Đào Lệ Thu (chủ biên), NXB Công an nhân dân, 2024.
Bên cạnh đó, Viện Luật so sánh đã thực hiện rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Viện thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 14 đề tài cấp cơ sở; các viên chức của Viện tham gia với tư cách là tác giả, đồng tác giả 03 đề tài cấp Nhà nước, 02 đề tài cấp Bộ, 02 đề tài cấp Tỉnh cùng rất nhiều các đề tài cấp cơ sở khác. Các đề tài được nghiệm thu được đánh giá cao cả về lý luận và thực tiễn và xếp loại xuất sắc có tỉ lệ gần 90% trở thành các tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý cũng như có những đóng góp quan trọng trong hoạt động lập pháp và ứng dụng thực tiễn ở địa phương.
Phát huy thế mạnh là có trình độ ngoại ngữ tốt, các viên chức của Viện có số lượng rất nhiều các công trình nghiên cứu thực hiện bằng tiếng Anh một cách độc lập hoặc hợp tác cùng các nhà nghiên cứu nước ngoài. Có thể kể đến một số sách chuyên khảo xuất bản ở nước ngoài: (i) Nguyen Thi Anh Van, Toward a Well Functioning Securities Market in Vietnam, Nagoya University CALE Books 1, Japan 2004; (ii) Doing Bussiness in the ASEAN (co-author), Quezon City, Manila 2000 (Selected Lecutures of the ASEAN business Law Program, University of Philipines Law School);
Bên cạnh đó là các bài tạp chí đăng trên các tạp chí nằm trong danh mục xếp hạng ISI hoặc Scopus như:
(i) Nguyễn Thị Ánh Vân, “Economic Law Reform in Vietnam before and after WTO accession”, CALE Discussion Paper No.1, June 2009;
(ii) Nguyễn Thị Ánh Vân & Michiyo Hamada, “Securities Regulation in Vietnam and Development Strategy of Vietnam Securities Market”, Journal of the Japanese Institute of International Business Law (Kokusai Shoji Homu), August 2004, Vol 32, No.8;
(iii) Nguyễn Toàn Thắng: Đồng tác giả bài viết: “Impacts of Confucianism on ensuring gender equality in Viet Nam: challenges and developments”, “Gender & Women's Studies 2021”, Tháng 7/2021.
(iv) Đào Lệ Thu (đồng tác giả), “Diversion and restorative justice in the context of juvenile justice reforms in Indonesia, Thailand, the Philippines and Vietnam”, International Journal of Restorative Justice, second issue, Vol.5, 2022, p.237-262.
(v) Đào Lệ Thu: (1) International criminal justice cooperation in combating transnational crimes in ASIAN: Mechanisms, Challenges & Future Prospects; (2) International criminal justice cooperation among ASEAN countries in combating corruption crime, at “Cooperation between Viet Nam and Southeast Asian Countries in the Fight against Crime”, tháng 11/2022.
(vi) Nguyễn Toàn Thắng (Volume editors: Vietnam), "Encyclopedia of Ocean Law and Policy in Asia - Pacific" , Brill, 11/2022.
(vii) Nguyễn Toàn Thắng (đồng tác giả), "The Right to Political Participation of Ethnic Minority Women in Vietnam", Asia-Pacific Journal on Human Rights and the Law, Volume 23, Issue 3 (Nov 2022), 281-314.
(viii) Đỗ Thị Ánh Hồng: “Access to Internet and right to education under American and Vietnamese law during the COVID-19 pandemic: A comparative perspective” (Đồng tác giả), "Law & Legal Education During and Post-Pandemic", Conference Proceeding, Bangladesh, 2022.
(ix) Nguyễn Hiền Phương: “The implementation of Occupational safety and health regulation in Vietnam”, Hội thảo quốc tế Asian SLL “The 2023 Occupational safety, health, and rehabilitation international Conference”, tháng 11/2023.
(x) Nguyễn Hiền Phương: “Vietnamese Labor Law on Overseas Labor Migration – Current Situation and Legal Issues”, Hội thảo quốc tế tổ chức tại Budapest Business University “Deciphering the Complexities: Unpuzzling Political, Economic, Cultural and Security Dynamics in the Southeast Asian Regionalization”, tháng 5/2024.
(xi) Đỗ Thị Ánh Hồng: Đồng tác giả bài viết: “Law on Flexible Workplace Promoting Employees’ Well-Being for Sustainable Development Goals in India, the Netherlands and Vietnam: A Comparative Perspective” và bài viết “Laws on Rights of Migrant Workers in Vietnam and Select Countries: A Comparative Perspective and Implications for Vietnam” trong Hội thảo khoa học cấp Quốc tế tổ chức tại Ấn Độ với chủ đề "International Multi-Disciplinary Conference on Fostering Sustainable Development Goals (SDGs) – New Dimensions and Dynamics", 7/2023
Những kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật của các viên chức đã và đang công tác ở Viện đã tạo ảnh hưởng lớn và mang lại giá trị lan tỏa cả về khía cạnh nghiên cứu học thuật, khía cạnh ứng dụng lập pháp cũng đối với công tác học tập và giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu pháp luật trong phạm vi cả nước. Những kết quả nghiên cứu khoa học của các viên chức Viện được trình bày tại những diễn đàn, tọa đàm, hội thảo tiếp tục được thực hiện với chất lượng ngày càng có chiều sâu, thiết thực và có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, vị thế của Viện ngày càng được khẳng định, uy tín chuyên môn của Viện ngày càng cao, đồng thời Viện cũng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển khoa học luật so sánh cũng như nâng cao vị thế và hình ảnh của Trường Đại học Luật Hà Nội.
2.2. Các thành tích trong công tác đào tạo
Trong 20 năm hoạt động vừa qua, Viện Luật so sánh đã tham gia giảng dạy các học phần trong lĩnh vực luật học so sánh cho hàng chục khoá sinh viên, học viên ở các hệ đào tạo khác nhau của Trường đối với các ngành đào tạo khác nhau (ngành Luật, ngành Luật chất lượng cao, ngành Luật Kinh tế, ngành Luật Kinh tế chất lượng cao, ngành Luật thương mại quốc tế, ngành Ngôn ngữ Anh). Các học phần so sánh được Viện Luật so sánh giảng dạy như: Luật so sánh, Luật hợp đồng so sánh đã cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hành nghề trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, góp phần đào tạo ra những luật gia toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh việc luôn luôn phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm tăng hiệu quả, ngày càng thu hút người học của các môn học so sánh truyền thống của Viện, những năm gần đây, Viện Luật so sánh còn phụ trách thêm một số học phần kỹ năng trong chương trình đào tạo của trường và đã được người học nhiệt tình đón nhận. Các học phần mới đã góp phần không nhỏ rèn luyện các kỹ năng quan trọng cho sinh viên luật phục vụ việc hành nghề trong tương lai: học phần Nghề luật và phương pháp học đại học ngành luật, học phần Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật, môn pháp luật về quản trị nhân sự. Đặc biệt, học phần “Tiếng Việt pháp lý” do Viện phụ trách, được xây dựng dành cho chương trình đào tạo đại học chính quy ngành luật đã mang lại giá trị lớn cho các sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Gần đây Viện Luật so sánh đã xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy học phần Luật so sánh ứng dụng cho chương trình đào tạo Thạc sĩ ứng dụng của Trường Đại học Luật Hà Nội. Với mục đích trang bị cho người học kiến thức và phương pháp sử dụng luật so sánh như một công cụ thực hiện các hoạt động thực tiễn phong phú của nghề luật, học phần sẽ cung cấp các nội dung và hướng dẫn thực hành các cách thức, kĩ năng của luật so sánh ứng dụng. Học phần còn cung cấp nội dung về thực tiễn sử dụng luật so sánh trong hoạt động lập pháp và tư pháp trên thế giới và ở Việt Nam để người học được tiếp cận vấn đề một cách sinh động và có tính thực tế, từ đó tư duy để áp dụng trong hoạt động nghề luật của mình.
Song song với hoạt động giảng dạy, việc hướng dẫn các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thực hiện luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp cũng là một trong những hoạt động thường xuyên được Viện chú trọng. Bên cạnh đó, các giảng viên của VLSS cũng là cố vấn học tập của các lớp chính quy ở những khoá đào tạo khác nhau, có vai trò hỗ trợ sinh viên lên kế hoạch học tập sao cho phù hợp với năng lực và điều kiện của từng em; đồng thời là những người đồng hành, giúp đỡ các em trong cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để kịp thời đề xuất với Nhà trường và Viện để có hình thức hỗ trợ phù hợp. Qua đó mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác quản lý sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức tín chỉ của Nhà trường.
2.3. Các thành tích trong công tác xây dựng nguồn tư liệu
Viện Luật so sánh là đơn vị chuyên môn duy nhất của trường có chức năng xây dựng nguồn tư liệu nước ngoài. Nhận thức được vai trò, sứ mệnh quan trọng của mình ở lĩnh vực công tác này, trong 20 năm hoạt động và phát triển vừa qua, Viện Luật so sánh luôn quan tâm và đạt nhiều kết quả có giá trị trong lĩnh vực này. Viện Luật so sánh đã tổ chức biên dịch và xuất bản thành công nhiều tài liệu luật của nước ngoài. Các tài liệu đã được tổ chức biên dịch thành công thuộc đa dạng chuyên ngành luật, đến từ nhiều quốc gia khác nhau và từ nhiều ngôn ngữ gốc khác nhau. Cho đến nay, các tài liệu này vẫn thường xuyên được các nhà nghiên cứu, nhà lập pháp, giảng viên, học viên trong và ngoài trường sử dụng cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng lập pháp và học tập của mình, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của họ về việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài. Chất lượng và sự uy tín trong công tác tổ chức biên dịch luật nước ngoài thể hiện ở việc Viện Luật so sánh luôn cẩn thận, cầu toàn trong việc mời các chuyên gia giỏi về ngôn ngữ, am hiểu về chuyên môn trực tiếp biên dịch hoặc tham gia hội đồng thẩm định bản dịch. Một số chuyên gia thường xuyên tham gia công tác này của Viện như: TS. Dương Thị Thanh Mai, TS. Lê Thành Long, TS. Nguyễn Khánh Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân, PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu, PGS.TS. Nguyễn Văn Quang, TS. Bùi Minh Hồng, TS. Nguyễn Toàn Thắng…
Một số sản phẩm biên dịch luật nước ngoài tiêu biểu do Viện Luật so sánh tổ chức biên dịch:
(i) Luật Hiến pháp: đã tổ chức biên dịch Hiến pháp của 06 quốc gia: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Úc, Singapore, Malaysia.
(ii) Bộ luật Hình sự: đã tổ chức biên dịch BLHS của 05 quốc gia: Canada, Thuỵ Điển, Thái Lan, Đức, Liên bang Nga.
(iii) Bộ luật Dân sự: đã tổ chức biên dịch Bộ luật dân sự của Đức - phần Luật nghĩa vụ.
(iv) Luật công ty: đã tổ chức biên dịch Luật của 03 quốc gia: Anh, Mỹ và Pháp (Bộ luật thương mại Pháp, phần luật công ty)
Bên cạnh đó, hàng năm, các viên chức của Viện thường xuyên tư vấn cho Trung tâm Thông tin thư viện của Trường bổ sung những tài liệu mới, đặc biệt là các tài liệu ngoại văn, có giá trị cho việc nghiên cứu, học tập của các giảng viên, học viên của Trường. Đây cũng là một hoạt động rất có ý nghĩa, có thể giúp cán bộ, giảng viên, học viên của trường dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin pháp lý của nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của thời đại.
3. Định hướng phát triển Viện Luật so sánh trong tương lai
Với cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự còn hạn chế như hiện tại, hoạt động của Viện Luật so sánh bị giới hạn, chưa đạt được kỳ vọng là đơn vị có chức năng nghiên cứu duy nhất của Trường Đại học Luật Hà Nội. Do đó, để mở rộng phạm vi hoạt động, trước hết là phạm vi nghiên cứu của Viện, trong thời gian sắp tới, mục tiêu trong giai đoạn 2025 – 2030, Viện Luật so sánh mong muốn được nâng cấp và mở rộng cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự và phạm vi lĩnh vực hoạt động. Đặt mục tiêu “Kết nối văn hóa pháp lý toàn cầu”, Viện Luật so sánh hướng tới cung cấp cho các nhà nghiên cứu, thực hành pháp luật và học viên, sinh viên một không gian mở, để phát triển những ý tưởng pháp lý, phục vụ cộng đồng. Trong đó, định hướng phát triển Viện được xác định:
(i) Nâng cấp Viện Luật so sánh theo hướng mở rộng phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu, không gói gọn chỉ ở việc nghiên cứu so sánh luật mà còn thêm các lĩnh vực khác về chính sách và pháp luật. Để thực hiện được định hướng nâng cấp và mở rộng phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức của Viện cần được bổ sung một số đơn vị trực thuộc phụ trách các mảng hoạt động mới của Viện. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu mở rộng phạm vi lĩnh vực nghiên cứu sau khi nâng cấp, việc bổ sung thêm nhân sự nghiên cứu viên cho Viện trong thời gian tới là thực sự cần thiết. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, Viện cần mở rộng mạng lưới cộng tác viên nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
(ii) Xây dựng mạng lưới liên kết các cơ sở nghiên cứu luật học. Để nâng cao vị thế của Viện Luật so sánh cũng như nâng cao giá trị của các sản phẩm nghiên cứu, nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo, Viện cần xây dựng mạng lưới liên kết các cơ sở nghiên cứu luật học so sánh cũng như các tổ chức nghiên cứu khoa học pháp lý của Việt Nam để phục vụ công tác trao đổi học thuật, chia sẻ thông tin và phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn mang tầm cỡ quốc gia. Đồng thời, Viện sẽ tăng cường kết nối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về luật so sánh cũng như các tổ chức nghiên cứu khoa học pháp lý nước ngoài. Nhà trường cần ký kết nhiều hơn các thoả thuận hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện, cơ sở cho Viện đẩy mạnh các hoạt động hợp tác nghiên cứu và giảng dạy, với mục tiêu nâng tầm, phát triển lĩnh vực luật học so sánh và các lĩnh vực khoa học pháp lý khác thuộc phạm vi hoạt động của Viện.
(iii) Cần xây dựng kế hoạch mở chương trình đào tạo thạc sĩ ngành luật so sánh. Việc mở chương trình đào tạo thạc sĩ ngành luật so sánh là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như định hướng phát triển của Viện đã được quy định, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của đào tạo luật hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, việc mở chương trình đào tạo thạc sĩ luật so sánh còn giúp khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu luật học so sánh cũng như đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu theo hướng tiếp cận so sánh của người học.
(iv) Tiếp tục chú trọng nghiên cứu pháp luật nước ngoài và nghiên cứu luật so sánh. Sản phẩm của các hoạt động nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu và đào tạo luật học, đối với công tác xây dựng pháp luật, đối với công tác quản lý nhà nước, cũng như phục vụ quá trình hài hoà hoá pháp luật. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu so sánh pháp luật sẽ giúp các nhà nghiên cứu, các luật gia, các giảng viên, học viên có thể tiếp cận, nâng cao hiểu biết, có những đánh giá khách quan về pháp luật quốc gia cũng như pháp luật nước ngoài, từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nâng cao chất lượng, vị thế của các luật gia Việt Nam trong trường quốc tế.
(v) Chú trọng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật nước ngoài để tạo tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu so sánh, hỗ trợ trước hết việc nghiên cứu và giảng dạy của các giảng viên trong và ngoài Viện; hỗ trợ các khoa chuyên môn, hỗ trợ các nghiên cứu sinh tìm hiểu pháp luật nước ngoài trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ; hỗ trợ học viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học và học tập; hỗ trợ các hoạt động của Bộ tư pháp, hoạt động lập pháp và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Tiếp nối những thành công của thế hệ đi trước, tập thể giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên của Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội đang tiếp tục truyền thống tự hào, là những người giữ lửa, tiếp tục tham gia các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học với phương châm: trí tuệ, tâm huyết, hiệu quả nhằm tạo nên giá trị và thương hiệu đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội nói chung và Viện Luật so sánh nói riêng.Với những kết quả đã đạt được, Viện Luật so sánh vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen cho tập thể đơn vị, ghi nhận những thành tựu của chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển./.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?