1. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, làm việc với lãnh đạo các cơ quan nội chính Trung ương để quán triệt một số chủ trương, quan điểm mới về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “Chắc - Sắc - Đắc”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Đặng Phước)
2. Hoàn thành xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hai Ban Chỉ đạo Trung ương 10 đề án lớn về nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.
3. Kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo cả công tác phòng, chống lãng phí - Đưa phòng, chống lãng phí phải tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
4. Tham mưu, tổ chức tốt 03 Phiên họp, 02 Cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và hơn 600 Phiên họp, Cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh.
5. Phối hợp tham mưu, chỉ đạo xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, đúng quy định pháp luật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc. (Ảnh: Đặng Phước)
6. Tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương hoàn thành 06 đoàn kiểm tra, góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.
7. Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW; tham mưu, tổ chức hơn 1.000 cuộc tiếp, đối thoại với công dân của đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; tiếp nhận, xử lý gần 60.000 đơn, thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và tham mưu, chỉ đạo xử lý hơn 200 vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
8. Biên soạn, phát hành cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với nhiều giá trị lý luận và thực tiễn phong phú, phục vụ công tác nghiên cứu, tham mưu của ngành Nội chính Đảng.
9. Hoàn thành đề tài khoa học trọng điểm về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương trên lĩnh vực nội chính qua 40 năm đổi mới; tổ chức thành công 02 hội thảo quốc tế, 13 đề tài, đề án nghiên cứu khoa học cấp ban Đảng và cấp cơ sở.
10. Hoàn thành rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy; sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương.
(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).
(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.
Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.