Kiên Giang: Quyết định thi hành kỷ luật Cách chức và Khai trừ một số đảng viên
(PLPT) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang vừa họp kỳ thứ 28, qua đó xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với nhiều cá nhân, tổ chức đảng.
Ngày 5/11, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa bắt giữ Trần Ngọc Bích (SN 1974, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Bắc Á là đối tượng bị truy nã đặc biệt.
Theo cơ quan chức năng, đối tượng Trần Ngọc Bích bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên sau đó, đối tượng đã bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 9/9, Công an quận Thanh Xuân ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Trần Ngọc Bích.
Ngày 25/10/2024, qua công tác truy xét và phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, Công an quận Thanh Xuân nắm được tung tích và nơi lẩn trốn của đối tượng Bích.
Ban Chỉ huy Công an quận Thanh Xuân đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ nhanh chóng huy động lực lượng, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ Trần Ngọc Bích tại thôn Vân Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân đang xử lý đối tượng Trần Ngọc Bích theo quy định.
Từ vụ việc trên, nhiều người đặt ra câu hỏi như thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
-Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
(i) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
(ii) Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
(iii) Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
- Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên.
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:
- Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
- Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Khung hai: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
-Có tổ chức;
-Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Khung ba: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Khung bốn: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
- Hình phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang vừa họp kỳ thứ 28, qua đó xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với nhiều cá nhân, tổ chức đảng.
(PLPT) - Để tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát làm vật liệu xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
(PLPT) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hệ thống Giáo dục NTG long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ký kết hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực với Trường ITW Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức.
(PLPT) - Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo, được chào bán trên các trang mạng xã hội.
(PLPT) - Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 4/11/2024, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Trường Tiểu học số 2 Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy cho hơn 500 giáo viên và học sinh.
(PLPT) - Bộ Tài chính vừa đề xuất tiếp tục giảm 50% Thuế Bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa.
(PLPT) - Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án vì những sai phạm xảy ra tại Ban 4 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Hoàng Dân (Công ty Hoàng Dân) và các đơn vị liên quan liên quan sai phạm trong qá trình đầu tư, thực hiện dự án hồ chứa nước Bản Mồng.
Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ hôm nay (02/11/2024) Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.