'Mai mối' xuất khẩu lao động, chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng: Chiêu trò cũ nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy
Yến Nhi
Thứ năm, 31/10/2024 - 10:03
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xuất khẩu lao động thời vụ, một nữ sinh ở Cần Thơ lừa đảo gần 3 tỷ đồng của hàng trăm người muốn đi xuất khẩu lao động.
Nữ sinh 24 tuổi lừa đảo hàng trăm lao động thời vụ ở Hàn Quốc
Ngày 30/10, Công an TP Cần Thơ cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Nương (sinh năm 2000, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan công an, đầu năm 2023 do thiếu nợ nhiều không có khả năng chi trả, Trần Thị Ngọc Nương có ý định lừa đảo người khác để lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Đối tượng đã thuê một căn nhà tại gần cầu Trại Mai thuộc khu vực Thới Thạnh 1, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ và tự mở bảng hiệu kinh doanh ghi các thông tin: Ngọc Nương, vận chuyển hàng hóa quốc tế, tư vấn kết hôn, nhận làm visa, hộ chiếu tại nhà…
Nương sử dụng mạng xã hội Facebook đặt tên "Nương Nương Trần Ngọc" và tài khoản Zalo "Nương Nương Mai Mối" để đăng tải thông tin xuất khẩu lao động thời vụ. Các bị hại liên hệ với Nương qua mạng xã hội và số điện thoại 0787.82.89.67; sau đó đến trực tiếp cơ sở của Nương để ký hợp đồng đi lao động thời vụ ở Hàn Quốc.
Nương đặt ra giá trọn gói của một hợp đồng từ 42-48 triệu đồng, tiền cọc trước là 50% (tương ứng với số tiền 21-24 triệu đồng) chuyển khoản qua ngân hàng hoặc đưa trực tiếp cho Nương; sau khi hoàn tất hồ sơ, nhận đủ số tiền còn lại. Nương hứa hẹn từ 10-20 ngày sẽ có kết quả.
Sau khi nhận tiền của các bị hại, Nương không thực hiện như cam kết mà chiếm đoạt luôn số tiền đã nhận. Tất cả hợp đồng mà Nương ký với bị hại đều do đối tượng tự soạn rồi ký với từng người mà không có công chứng, chứng thực.
Cơ quan Công an xác định trong khoảng thời gian từ đầu năm 2023 đến tháng 9/2024, Nương đã thực hiện hành vi lừa đảo 132 bị hại với số tiền gần 3 tỷ đồng.
Để phục vụ điều tra mở rộng vụ án, Công an thành phố Cần Thơ thông báo quần chúng nhân dân là bị hại trong vụ án của Trần Thị Ngọc Nương liên hệ ngay với Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thành phố Cần Thơ để được hướng dẫn, giải quyết.
Lừa đảo tiền tỷ từ hàng chục người xuất khẩu lao động
Vừa qua, VKSND TP. Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố đối với bị can Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, Công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng (Halasuco) do ông Lại Duy D. (SN 1955) làm Tổng giám đốc được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.
Tháng 4/2018, ông D. ký quyết định thành lập Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động (Trung tâm Halasuco) ở quận Hà Đông, Hà Nội. Công ty bổ nhiệm bị can Nguyễn Thị Phong làm Giám đốc.
Cơ quan điều tra cho rằng, Trung tâm Halasuco không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được phép thu tiền dịch vụ xuất khẩu lao động.
Năm 2019, do làm ăn thua lỗ, cần tiền chi tiêu, bà Phong lấy danh nghĩa Công ty Halasuco để giới thiệu đưa người sang lao động tại Nhật Bản.
Bị can tự khắc con dấu vuông "Công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng - chi nhánh Hà Nội", đóng dấu lên các phiếu thu tiền với mục đích để các bị hại tin tưởng.
Thông qua các cộng tác viên, bà Phong đưa ra nhiều thông tin thể hiện việc công ty tuyển lao động sang Nhật Bản làm các công việc như sơn vỏ tàu, đúc nhựa, đóng gói thực phẩm, chế biến thực phẩm… với mức lương từ 25-32 triệu đồng/tháng.
Tùy vào công việc, bà Phong đưa ra chi phí từ 120 -160 triệu đồng/lao động (bao gồm chi phí học tiếng, ăn ở, chống vi phạm, cọc hồ sơ, đảm bảo visa) và cam kết khoảng 6-8 tháng người lao động sẽ được sang Nhật Bản lao động.
Khi thu tiền, bà Phong yêu cầu người lao động chuyển tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản của các cộng tác viên. Ngoài ra, bà Phong còn đứng ra đại diện công ty viết bản cam kết với người lao động.
Kết quả điều tra cho thấy, sau khi thu tiền của người lao động, bà Phong không chuyển tiền về công ty mà sử dụng chi tiêu cá nhân hết. Bị can cũng không thực hiện các thủ tục xuất khẩu lao động như cam kết.
Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 2 - 7/2020, bị can Phong chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của 29 người bị hại.
Cáo trạng thể hiện, thông qua đầu mối là chị Thái Thị H. (ở Nghệ An), bà Phong đã chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng của 16 lao động. Cụ thể, bà Phong và chị H. nhiều lần hợp tác, giới thiệu lao động cho nhau.
Khi đó, chị H. đang làm tuyển dụng cho công ty ở Nghệ An. Bà Phong thỏa thuận với chị H. sẽ trả 500 USD/người nếu giới thiệu lao động xuất cảnh thành công.
Theo thông tin bà Phong đưa ra, chị H. đã gửi danh sách 16 lao động để bà Phong đưa họ sang Nhật Bản lao động, kèm theo đó là hơn 1,2 tỷ đồng tiền phí.
Dù cam kết khoảng 6 tháng sau các lao động sẽ được xuất cảnh, nhưng đến hạn, bà Phong không thực hiện cam kết, cũng không trả lại tiền cho người lao động.
Nhận thấy bà Phong không lo được cho các lao động xuất khẩu nên chị H. đã phải bỏ tiền túi để trả lại họ. Các bị hại ủy quyền cho chị H. làm đơn tố giác bà Phong đến cơ quan công an.
Không chỉ vậy, Phong còn tổ chức cho nhiều người lao động học tiếng Nhật tại Trung tâm Halasuco nhưng không cấp chứng chỉ hoàn thành cho họ.
Nhiều người bị lừa vì tin lời nữ cộng tác viên xuất khẩu lao động
Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Lương Thị Hoài (SN 1989, trú ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Bị hại trong vụ án là 14 cá nhân có nhu cầu xuất khẩu lao động.
Theo cáo buộc, Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Vinacom) có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung ứng và quản lý nguồn lao động. Ngày 28/11/2014, Công ty Vinacom được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tháng 9/2016, Công ty Vinacom ký hợp đồng lao động với Đào Quốc Vinh (SN 1983), trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ của Vinh là hỗ trợ công ty tìm kiếm đối tác có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi lao động tại Nhật Bản để giới thiệu cho doanh nghiệp và tư vấn thực tập sinh trong phạm vi cho phép.
Đến tháng 6/2019, Đào Quốc Vinh thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Dịch vụ Vinacom) với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo và thương mại. Công ty Dịch vụ Vinacom không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngày 1/7/2019, Công ty Vinacom chấm đứt hợp đồng lao động với Vinh. Tuy nhiên, công ty này vẫn ký biên bản thỏa thuận với nội dung, Vinh tiếp tục tìm kiếm đối tác Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam để giới thiệu cho doanh nghiệp này.
Về phía Vinh, sau khi thành lập công ty của riêng mình, anh ta đã thuê Lương Thị Hoài làm cộng tác viên với mức lương 5 triệu đồng/tháng (không có hợp đồng lao động).
Theo thỏa thuận, Hoài có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu đơn hàng thực tập sinh của công ty cho các lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thu hồ sơ và thu tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu lao động thành công, Hoài sẽ được Vinh trả thêm tiền hoa hồng.
Quá trình thực hiện công việc, Hoài đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với các khách hàng rằng bị can là nhân viên của Công ty Vinacom, có khả năng đưa người đi lao động tại Nhật Bản theo diện Visa với chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/ người.
Người lao động sẽ nộp tiền thành 2 đợt. Thời gian xuất cảnh dự kiến từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và nộp tiền. Hoài trực tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ thông qua người môi giới.
Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020, Lương Thị Hoài đã tư vấn, giới thiệu nhiều đơn hàng đi lao động tại Nhật Bản, trực tiếp nhận 14 bộ hồ sơ và nhận tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của 14 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 14 người, Hoài chỉ chuyển 1 bộ hồ sơ và số tiền 10 triệu đồng cho Đào Quốc Vinh. 13 bộ hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để các bị hại được xuất khẩu lao động theo thỏa thuận mà chiếm đoạt chi tiêu cá nhân.
Trong số 14 bị hại trên có các chị H.T.L (SN 1996, ở Ninh Bình), chị T.T.T.M (SN 1990, ở Vĩnh Phúc) và anh T.D.N (SN 1992, ở Phú Thọ).
Theo cáo trạng, thông qua mối quan hệ xã hội, 3 bị hại trên quen biết với Lương Thị Hoài. Bị can giới thiệu bản thân có khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với mức chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người, thời gian được xuất cảnh từ 4 đến 6 tháng. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ và tiền để Hoài làm các thủ tục xuất ngoại.
Tin tưởng thông tin Hoài giới thiệu, từ ngày 16/8/2019 đến ngày 3/12/2019, 3 bị hại trên đã trực tiếp đến Công ty Dịch vụ Vinacom đưa hồ sơ và tổng số tiền 286 triệu đồng cho bị can. Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 3 bị hại trên, Hoài chỉ chuyển cho anh Đào Quốc Vinh bộ hồ sơ của anh N. và 10 triệu đồng.
Số hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không nộp, không liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động cho 3 bị hại nêu trên. Quá hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nên làm đơn tố giác hành vi lừa đảo.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.
Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.
(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?
(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?
(PLPT) - Thời gian vừa qua, tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào hay lừa đảo đang ngày càng phức tạp, khi các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng hoặc thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?
(PLPT) - Những năm qua, các vụ án khiếu kiện về tranh chấp đất đai, khiếu kiện về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn biến rất phức tạp. Vụ án sau đây là một minh chứng.