Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cố tình chuyển nhầm tiền vào tài khoản để 'đòi nợ': Tái diễn chiêu trò lừa đảo chuyển nhầm tiền

Yến Nhi Thứ tư, 30/10/2024 - 10:48
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Giả danh nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính, các đối tượng cố tình chuyển nhầm tiền vào tài khoản người dân, sau đó yêu cầu hoàn trả số tiền đó như một khoản vay.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng. (Ảnh minh họa)

Bị 'khủng bố' vì nhận được tiền chuyển khoản nhầm

Ngày 29/10, Công an TP. Hà Nội đã phát đi cảnh báo về một số thủ đoạn của tội phạm dùng chiêu trò chuyển nhầm tiền vào tài khoản cá nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Theo cơ quan công an, gần đây ở Hà Nội và trên cả nước xuất hiện một số trường hợp người dân bị chuyển nhầm tiền vào tài khoản. Thực chất đây là một trong những hình thức của tội phạm nhằm đe dọa, khủng bố người dân để chiếm đoạt tài sản của họ.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là cố ý chuyển tiền vào tài khoản cá nhân kèm lời nhắn cho mượn tiền hoặc giải ngân khoản vay. Sau đó, chúng giả danh người thu hồi nợ, hăm dọa, yêu cầu phải trả số tiền đã nhận cùng với khoản lãi cắt cổ.

Có vụ việc nạn nhân bị đòi nợ theo kiểu "khủng bố", đối tượng gửi hình ảnh căn cước, ảnh nạn nhân, thông tin chuyển tiền, sau đó chửi bới, đe dọa sẽ gửi những thứ đó đến người thân, bạn bè, nơi làm việc… Do không chịu được áp lực từ kẻ xấu, ngại va chạm, nạn nhân chấp nhận chuyển tiền cho các đối tượng dù họ không hề vay mượn.

Ngoài ra, các đối tượng dùng thủ đoạn cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người dân, sau đó, chúng giả danh là nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính, yêu cầu người dân phải trả lại tiền vừa chuyển vào tài khoản như một khoản vay.

Một số trường hợp, đối tượng cố tình gửi tiền vào tài khoản, sau đó liên hệ xin nhận lại khoản tiền đã chuyển nhầm nhưng thông báo đang ở nước ngoài và xin gửi tiền qua đường link dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

Thực chất, khi người dân truy cập vào đường link này, tội phạm sẽ chiếm quyền sử dụng điện thoại hoặc tài khoản ngân hàng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền trong tài khoản của nạn nhân sau khi lừa nạn nhân điền đầy đủ thông tin vào tài khoản do đối tượng cung cấp.

Để nâng cao nhận thức và phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả với loại tội phạm trên, Công an TP. Hà Nội đề nghị mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác khi bất ngờ nhận được các giao dịch chuyển khoản.

Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người dân không sử dụng số tiền đó vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.

Người dân chủ động liên hệ với ngân hàng hoặc cơ quan công an để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc.

Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.

Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại.

Đối với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hoặc liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập tài khoản, mật khẩu giao dịch một lần (OTP) cho bất cứ ai (kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng) và dưới bất cứ hình thức nào. Đồng thời, cảnh giác không truy cập đường link, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu khống chế, đe dọa, người dân cần bình tĩnh, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn hoặc liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Để tránh "sập bẫy" của tội phạm, người dân cần thận trọng, rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến.

Tái diễn thủ đoạn 'chuyển nhầm tiền' vào tài khoản ngân hàng

Trước đó, vào ngày 27/5, theo Công an TP Thủ Đức (TPHCM), nhiều đối tượng tội phạm công nghệ cao sử dụng thủ đoạn "chuyển nhầm tiền" vào tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, các đối tượng dùng thủ đoạn cố ý "chuyển nhầm tiền" vào tài khoản của người dân khi có đầy đủ thông tin cá nhân.

Sau đó, đối tượng giả danh là người thu hồi nợ của công ty tài chính để liên hệ yêu cầu trả lại tiền vừa chuyển vào tài khoản như một khoản vay.

Hoặc đối tượng sẽ nói là đang sống ở nước ngoài và muốn nhận lại số tiền vừa chuyển nhầm từ nạn nhân, với đề nghị sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua đường link.

Nếu nạn nhân điền đầy đủ thông tin vào tài khoản do đối tượng cung cấp thì toàn bộ số tiền trong tài khoản sẽ bị rút hết.

Công an đề nghị người dân không tiêu tiền chuyển nhầm vào tài khoản; liên hệ với ngân hàng thông báo về việc chuyển nhầm tiền, sao kê tài khoản, chờ ngân hàng xác minh để chuyển trả lại cho chủ sở hữu.

Đồng thời, người dân khi nhận được điện thoại từ ngân hàng liên hệ về tiền chuyển nhầm cần kiểm tra là có đúng số của ngân hàng hay không; tuyệt đối không chuyển lại số tiền cho người lạ khi không có người thứ ba làm chứng; không chuyển tiền vào tài khoản khác với tài khoản đã chuyển nhầm tiền cho mình và phải chờ ngân hàng giải quyết trước….

Cảnh giác thủ đoạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản để lừa đảo

Để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm của các đối tượng lừa đảo, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể và quyết liệt từ phía người dân và các cơ quan chức năng. Để bảo vệ bản thân và tài sản, người dân nên thực hiện các bước sau:

Lập tức báo cho cơ quan chức năng như chi nhánh ngân hàng, công an địa phương để được hỗ trợ; không chuyển tiền dựa trên các yêu cầu đột xuất, không xác định hoặc không rõ ràng.

Tuyệt đối không dựa vào thông tin được cung cấp bởi người yêu cầu. Không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu hay mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại, tin nhắn hay email.

Cơ quan Công an cảnh báo đến người dân về phương thức, thủ đoạn nói trên, đề nghị người dân luôn giữ cảnh giác và không thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh.

Đồng thời bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của mình và thường xuyên tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo.

Những biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả có thể giúp bạn bảo vệ tài sản của mình khỏi các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi. Hãy luôn tỉnh táo và cẩn trọng trong mọi giao dịch tài chính để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều