Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Đề xuất phạt tới 40 triệu đồng đối với hành vi lái ô tô đi lùi, ngược chiều trên cao tốc

Yến Nhi Thứ bảy, 05/10/2024 - 05:45

(PLPT) - Bộ Công an đề xuất nâng mức phạt từ 30-40 triệu đồng và trừ toàn bộ 12 điểm giấy phép lái xe ô tô nếu đi ngược chiều, lùi xe trên cao tốc.

Nâng mức phạt đối với lỗi lái ô tô đi lùi, ngược chiều trên cao tốc

Tại dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe mới nhất, Bộ Công an đã đề xuất nâng mức phạt đối với hành vi lái xe ô tô đi ngược chiều và lùi xe trên đường cao tốc từ 30-40 triệu đồng, thay vì mức phạt 16-18 triệu đồng như hiện nay. Bên cạnh đó, người điều khiển xe ô tô vi phạm còn bị trừ toàn bộ 12 điểm bằng lái xe.

Hành vi lùi xe, đi ô tô ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt nặng.

Ngoài ra, hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 10-12 triệu và trừ 6 điểm bằng lái xe.

Không chỉ có vậy, dự thảo Nghị định còn đề xuất nâng mức phạt thành 6-8 triệu đồng (mức đang áp dụng là 4-6 triệu đồng) và trừ 3-4 điểm đối với một số hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều.

Đặc biệt, lái xe ô tô cũng bị trừ hết điểm bằng lái trong trường hợp: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Mặt khác, Bộ Công an cũng đề xuất nâng mức xử phạt đối với hành vi không sang tên đổi chủ phương tiện khi mua bán, được cho, được tặng hoặc được thừa kế phương tiện.

Cụ thể, phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 800.000-1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong chứng nhận đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.

Hành vi không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe theo quy định; lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng bị áp dụng mức phạt như trên.

Dự thảo Nghị định còn đề xuất phạt tiền từ 800.000-1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6-2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe không thực hiện đúng quy định về biển số.

Hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; tự ý thay đổi khung máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, chứng nhận đăng ký xe mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự được đề xuất phạt tiền 2-3 triệu đồng với cá nhân và 4-6 triệu đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện.

Đặc biệt, dự thảo nghị định còn sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với người đua xe trái phép, tổ chức đua xe, xúi giục, cổ vũ đua xe trái phép.

Trong đó, cơ quan soạn thảo đề nghị phạt tiền 1-2 triệu đồng với hành vi tụ tập để cổ vũ, giúp sức, xúi giục hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.

Phạt 10-20 triệu đồng với cá nhân, 20-40 triệu đồng với tổ chức thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép.

Bộ Công an bỏ đề xuất giảm tiền phạt vi phạm nồng độ cồn

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Dự thảo nghị định do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Nghị định dự kiến có hiệu lực từ 1/1/2025.

Nội dung đáng chú ý trong dự thảo mới nhất đang được thẩm định đó là việc Bộ Công an đã bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền so với Nghị định số 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021) đối với vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Cụ thể, Ban soạn thảo đề xuất phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người lái xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm còn bị trừ 3 điểm giấy phép lái xe.

Như vậy, với việc bỏ đề xuất này, mức phạt đối với tài xế điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô... mà vi phạm nồng độ cồn ở mức tối thiếu sẽ tương đương với các quy định đang có hiệu lực thi hành vốn được áp dụng bấy lâu nay.

Tại dự thảo trước đó, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền từ 0,8-1 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, thay vì phạt 6-8 triệu đồng như hiện hành.

Đây là mức vi phạm tối thiểu trong quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Thời điểm đó, Ban soạn thảo đánh giá, đề xuất này nhằm phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Đối với xe mô tô, gắn máy, dự thảo mới nhất cũng đề xuất phạt tiền từ 2-3 triệu đồng (tức giữ nguyên mức đang áp dụng) đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá mức tối thiểu. Ở dự thảo nghị định hồi tháng 8, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.

Tại dự thảo mới nhất, Bộ Công an cũng đề xuất phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người lái xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá mức tối thiểu. Tại dự thảo trước đó, Bộ Công an đề xuất mức phạt dành cho hành vi này giảm còn từ 0,8-1 triệu đồng.

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.