Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Thứ bảy, 22/06/2024 - 14:30

Các khoản trợ cấp BHXH như: Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; trợ cấp một lần sinh con; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản; trợ cấp mai táng;...sẽ tăng khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Chiều 20/6, tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024.

Vậy, sau ngày 1/7, các khoản trợ cấp BHXH sẽ thay đổi thế nào?

1. Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau

Khoản 1 Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hàng tuần.

Người lao động khi nghỉ dưỡng sức không được doanh nghiệp trả nhưng sẽ được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau năm 2024 như như sau:

Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng?- Ảnh 1.
Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng?- Ảnh 1.

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Trợ cấp một lần khi sinh con được tính với công thức:

Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

Như vậy, trợ cấp một lần khi sinh con năm 2024 như sau:

2. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản, người lao động không được doanh nghiệp trả lương nhưng được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ trợ cấp BHXH.

Và trợ cấp này được tính theo công thức: Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản/ngày = 30% x Mức lương cơ sở.

Như vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản của người lao động năm 2024 như sau:

3. Trợ cấp mai táng

Điều 66 Luật BHXH năm 2014, thân nhân sẽ được trợ cấp mai táng khi người lao động chết thuộc một trong các trường hợp: Đang tham gia BHXH, đang bảo lưu quá trình đóng BHXH, đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hay chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Trợ cấp mai táng năm 2024 như sau:

 Khi lương cơ sở tăng, khoản tiền trợ cấp mai táng cũng tăng từ 18 triệu đồng lên 23,4 triệu đồng.

4. Trợ cấp tuất hàng tháng

Căn cứ theo Điều 68 Luật BHXH năm 2014 thì mức trợ cấp tuất hằng tháng chi trả cho thân nhân người lao động như sau:

Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng

Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở

Trường hợp còn lại

Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở

Mức trợ cấp tuất hằng tháng năm 2024 như sau:

5. Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng?- Ảnh 2.
Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng?- Ảnh 2.

Theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động:

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

Như vậy, công thức tính trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 như sau:

6. Trợ cấp hàng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động

Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì:

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

Như vậy, một phần khoản trợ cấp được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả.

Trong năm 2024 khoản trợ cấp này được tính theo công thức sau:

7. Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Như vậy, trợ cấp phục vụ/tháng năm 2024 như sau:

Trợ cấp phục vụ/tháng = Mức lương cơ sở

8. Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần:

Trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở

Do đó, mức trợ cấp này năm 2024 như sau:

9. Mức dưỡng sức sau điều trị

Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Mức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị/ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Theo đó, mức dưỡng sức sau điều trị năm 2024 như sau:

Trước 1/7/2024 Từ 1/7/2024
30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày 30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?