Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cần ưu đãi đủ mạnh để doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững

Ninh Gia Thứ ba, 17/12/2024 - 08:38
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Doanh nghiệp là chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên chính của xã hội nhưng cũng đồng thời là đối tượng phát thải chủ yếu do đó để phát triển xanh cần có những chính sách, ưu đãi đủ mạnh để làm trợ lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững theo hướng tuần hoàn.

Dưới góc độ doanh nghiệp, kinh tế xanh mang lại cách nhìn mới về mối quan hệ giữa thị trường, khách hàng và tài nguyên thiên nhiên. Từ đó góp phần thúc đẩy các mô hình kinh doanh sáng tạo, các công nghệ đột phá giúp doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn thông qua cắt giảm chi phí, giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2, tăng cường chuỗi cung ứng và bảo tồn tài nguyên.

Phát triển xanh là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp trong thời đại mới

Doanh nghiệp chính là chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và xả thải chủ yếu, lớn nhất ra môi trường, nên có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xanh. Chiến lược xanh hóa sản xuất để cung cấp ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ xanh là yêu cầu để phát triển bền vững không chỉ cho chính doanh nghiệp mà còn cho xã hội, cho tương lai không chỉ một quốc gia mà còn cho toàn nhân loại. Chỉ khi nào doanh nghiệp áp dụng quá trình sản xuất xanh tạo ra sản phẩm, dịch vụ xanh và được người tiêu dùng "xanh" thì nền kinh tế sẽ trở nên xanh. Khi đó tài nguyên sẽ được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, môi trường được giữ gìn, bảo vệ, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp xanh đóng vai trò nòng cốt và là tế bào của nền kinh tế xanh.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050... Các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong vấn đề này, tuy nhiên hiện nay, một số những chính sách dành cho doanh nghiệp về phát triển xanh theo hướng tuần hoàn vẫn còn nhiều vướng mắc.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - nhận định thời gian qua chính sách ưu đãi cho phát triển xanh chưa đủ mạnh, chưa là trợ lực cho doanh nghiệp phát triển theo hướng tuần hoàn.

Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, việc thiếu chính sách đồng bộ, cụ thể về chuyển đổi xanh áp dụng cho các ngành kinh tế là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay.

Thông tin về quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách trong định hướng của Chính phủ về chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, ông Lê Việt Anh - Vụ trưởng Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) - cho biết, cơ chế, chính sách và nền tảng pháp lý cho tăng trưởng xanh đã được Việt Nam ban hành từ khá sớm.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã hai lần ban hành chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, gồm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 882/QÐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động bám sát Chiến lược để ban hành kế hoạch hành động liên quan tăng trưởng xanh và đôn đốc thực hiện các giải pháp phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn.

“Chúng ta đã bắt đầu có quy định về hạn ngạch phát thải, nhưng mới giới hạn ở một số ngành hàng. Nhưng dần dần chúng ta theo lộ trình sẽ có hạn ngạch, có nghĩa là doanh nghiệp của anh, lĩnh vực này anh chỉ có mức tối đa từng này, do đấy thì anh phải mua, anh phải có cơ chế để trao đổi thêm. Như vậy, Nhà nước phải có hệ thống tiêu chí về tỷ lệ tái chế, về hiệu quả sử dụng tài nguyên, về lượng phát thải tối thiểu, tôi cho rằng dần dần sẽ quy định. Song cái khó là mỗi ngành hàng khác nhau lại có quy định riêng” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay một số Nghị định về phát thải khí nhà kính trao trách nhiệm này cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, sự hiểu biết của các sở ngành địa phương về lĩnh vực mới này còn rất hạn chế, khó khăn, một số địa phương vẫn đang lúng túng. Để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tuần hoàn, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng cần có sự liên thông giữa các bộ ngành về chính sách, cần có một chương trình chung của Chính phủ và có sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tăng trưởng xanh, trong đó có bộ tiêu chí về phân loại xanh và hệ thống ngành kinh tế xanh theo hình thức văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế và các ngành. Ðây là điểm mới vì hiện nay, các quy định về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh chủ yếu mang tính hướng dẫn, không có tính chất ràng buộc.

Ông Lê Việt Anh cho biết thêm, hệ thống ngành kinh tế xanh được xây dựng trên cơ sở tham khảo hướng dẫn xanh của Liên minh châu Âu, ASEAN, Singapore, Trung Quốc…, bảo đảm bám sát các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với đặc thù và hoàn cảnh trong nước.

Doanh nghiệp xanh đã trở thành xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới đang phải ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nền kinh tế xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra nhiều giá trị, lợi ích, góp phần xây dựng xã hội bền vững. Mặc dù, các doanh nghiệp xanh ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn nhưng những lợi ích mà các doanh nghiệp xanh mang lại là không thể phủ nhận. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp xanh chuyển mình, vươn lên phát triển mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho con người và môi trường sống.

Như vậy, doanh nghiệp xanh có đặc điểm đặc trưng là làm ra lợi nhuận nhưng không làm tổn hại mà bảo vệ môi trường, cộng đồng xã hội. Muốn như vậy, ngay từ khâu bắt đầu và trong suốt quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp xanh đã phải tính toán đến yếu tố giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Những tính toán này được thể hiện ở việc các doanh nghiệp xanh đặc biệt quan tâm, chú ý tới nguyên liệu sử dụng để tạo ra sản phẩm; các chất thải ra trong quá trình khai thác, sử dụng nguyên liệu, sản xuất để tạo ra sản phẩm và ngay cả khâu tiêu dùng cuối cùng và thải bỏ sản phẩm cũng được các doanh nghiệp xanh thực hiện một cách có trách nhiệm.

Cùng chuyên mục

Triệt phá đường dây livestream lừa bán thuốc Đông y giả, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Triệt phá đường dây livestream lừa bán thuốc Đông y giả, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng mua thuốc viên hoàn không rõ nguồn gốc, cùng với hộp, nhãn mác in sẵn, tự đóng gói thành các sản phẩm như "Cao viên khớp Bách Thảo", "Cao bôi An trĩ vương",... sau đó tổ chức livestream bán hàng trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của hàng nghìn nạn nhân trên toàn quốc.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình số 503 của Chính phủ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) với các cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng.

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  21 giờ trước

Những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và đã có một số nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam. Việc Bộ Tư pháp được giao thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện này là kịp thời nhưng để đi được đường dài, chúng ta cần tính đến việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế luật sư công, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế.

Bé gái bị người tình của mẹ xâm hại: Vì sao người mẹ bị khởi tố tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’

Bé gái bị người tình của mẹ xâm hại: Vì sao người mẹ bị khởi tố tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam người đàn ông xâm hại tình dục bé gái 12 tuổi ở Bình Dương. Đáng chú ý, người mẹ của cháu bé cũng bị khởi tố về tội danh ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’.

Nhà báo 'dỏm' lừa chạy án rồi chiếm đoạt 550 triệu đồng

Nhà báo 'dỏm' lừa chạy án rồi chiếm đoạt 550 triệu đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Đối tượng Trương Quang Hưng tự xưng là nhà báo, có quan hệ rộng, có thể “chạy án”, lừa đảo chiếm đoạt 550 triệu đồng của bị hại.

Lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự: Xử lý như thế nào?

Lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự: Xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Cử tri kiến nghị có biện pháp xử lý nghiêm việc lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự. Bộ Quốc phòng thông tin chi tiết về quy định liên quan đến hình xăm.

Triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi qua Lào để bóc lột tình dục

Triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi qua Lào để bóc lột tình dục

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Cặp vợ chồng tuyển mộ nhiều thiếu nữ chưa đủ 16 tuổi, dụ dỗ sang Lào bàn giao cho một người phụ nữ khác để tổ chức bán dâm cho người Trung Quốc. Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

Thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại khi phát sinh một trong ba căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Tuy nhiên, pháp luật dân sự không quy định thời điểm phát sinh các căn cứ này. Qua phân tích quy định pháp luật và thực tiễn xét xử, tác giả cho rằng khi áp dụng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu cần không phân biệt thời điểm phát sinh: (i) còn hay hết thời hiệu khởi kiện và (ii) trước hay trong quá trình tố tụng dân sự.

Đọc nhiều