Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ cơ bản thống nhất dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp trình tại Tờ trình số 48/TTr-BTP ngày 10/4/2025.
Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và yêu cầu về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; bám sát quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật này.
Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật gắn với tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật này.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6/5 đến ngày 5/6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch.
(PLPT) - Theo Dự thảo, Sổ Bảo hiểm xã hội điện tử được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp cho từng người tham gia Bảo hiểm xã hội trên môi trường điện tử. Sổ Bảo hiểm xã hội điện tử có các thông tin như sổ Bảo hiểm xã hội bằng bản giấy và được mã hóa theo quy định của pháp luật.
Tính đến thời điểm này, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ Chín là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, các cơ quan phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Thủ tướng yêu cầu các bộ chủ trì tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật, Nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.