Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cảnh báo lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng TikTok

Yến Nhi Thứ ba, 24/09/2024 - 20:57

(PLPT) - Trong 2 tuần đầu tháng 9/2024, Cục An toàn thông tin ghi nhận gần 950 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Trong đó, TikTok là nền tảng được nhiều đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ảnh minh họa.

Thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới liên quan đến ứng dụng TikTok

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, thời gian gần đây, ban quản trị ứng dụng TikTok đã đưa ra cảnh báo về một hình thức lừa đảo mới, dụ dỗ người dùng tải về phần mềm giả mạo có chứa mã độc.

Các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia nhận định, với việc sở hữu lượng người dùng đông đảo, cũng như các nền tảng mạng xã hội lớn khác, TikTok đang trở thành nền tảng được nhiều đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Với thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới xuất hiện liên quan đến ứng dụng TikTok, chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phân tích: Sử dụng những tài khoản TikTok giả mạo hệ thống ứng dụng, các đối tượng lừa đảo chủ động nhắn tin tiếp cận người dùng, thông báo nạn nhân là một trong những người được chọn tham gia chương trình trải nghiệm TikTok phiên bản mới đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Để thu hút sự quan tâm của nạn nhân, các đối tượng hứa hẹn phiên bản mới của ứng dụng sẽ đem lại sự mới mẻ cho trải nghiệm của người dùng với giao diện cùng nhiều tính năng mới.

Trong một số trường hợp, với mục đích gia tăng mức độ uy tín và dễ dàng hơn trong việc kêu gọi người dùng tham gia, các đối tượng còn mượn danh người nổi tiếng, người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội - KOLs.

Tuy nhiên, sau khi người dùng truy cập vào đường dẫn được các đối tượng lừa đảo đính kèm trong tin nhắn, họ sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ email... để được tải xuống phiên bản cập nhật của ứng dụng TikTok.

Sau khi người dùng tải ứng dụng giả mạo có chứa mã độc, các đối tượng sẽ chiếm quyền kiểm soát thiết bị, đánh cắp thông tin và dữ liệu cá nhân của nạn nhân.

Ban quản trị ứng dụng TikTok đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới. (Ảnh minh họa)

Để phòng tránh hình thức lừa đảo mới kể trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng TikTok cũng như người dùng các nền tảng mạng xã hội khác cần nâng cao cảnh giác hơn nữa; cẩn trọng xác thực danh tính của người gửi khi nhận được tin nhắn.

Người dùng cũng cần lưu ý không truy cập vào đường link lạ, không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác minh được tính chính thống của website, và đặc biệt là không tải về các ứng dụng từ nguồn không xác định.

Người dùng chỉ nên tải về ứng dụng từ hệ thống cửa hàng App Store (với người dùng iPhone) và CH Play (với người dùng thiết bị chạy hệ điều hành Android).

Ngoài ra, trong trường hợp nhận thấy có dấu hiệu đáng ngờ, người dùng cần nhanh chóng báo cáo tài khoản của đối tượng lạ để đội ngũ quản trị viên kịp thời xử lý và ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Theo thống kê, trong 02 tuần đầu tháng 09/2024, hệ thống tiếp nhận cảnh báo an toàn thông tin mạng tại địa chỉ canhbao.khonggiamang.vn đã ghi nhận gần 950 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến.

Qua phân tích, kiểm tra của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), trong số các trường hợp được người dùng phản ánh, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như các mạng xã hội, ngân hàng, sàn thương mại điện tử…

Tránh 'sập bẫy' lừa đảo từ game trực tuyến

Theo thống kê đến từ công ty bảo mật Kaspersky, trong khoảng thời gian từ 1/7/2023 đến nay đã xảy ra hơn 6,6 triệu vụ tấn công trên toàn thế giới có liên quan tới trò chơi điện tử và các vật phẩm ảo. Nạn nhân của hình thức lừa đảo này phần lớn là những người trẻ tuổi - đối tượng có tần suất tiếp xúc với các thiết bị công nghệ vô cùng lớn.

Các đối tượng xấu tạo lập các trang web giả mạo, lấy hình ảnh của những người nổi tiếng, KOL trong lĩnh vực trò chơi điện tử để thu hút sự chú ý, sau đó quảng cáo về các vật phẩm giới hạn với giá trị cao, nói rằng người chơi chỉ có thể sở hữu trong một khoảng thời gian ngắn. Để lấy được những vật phẩm đó, người chơi sẽ phải cung cấp các thông tin cá nhân, đồng thời bỏ ra một số tiền nhất định.

Trong một số trường hợp khác, các đối tượng sử dụng vỏ bọc của trò chơi để dẫn dụ nạn nhân tải xuống phần mềm, ứng dụng, tệp giả mạo,... với mục đích gia tăng trải nghiệm khi chơi như cải thiện hiệu năng, giảm độ trễ. Sau khi tải về, toàn bộ thông tin và dữ liệu trong thiết bị của nạn nhân sẽ bị đánh cắp.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo trên. Tuyệt đối không truy cập vào các trang web với đường dẫn lạ, không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác thực tính chính thống của trang web. Đồng thời, cẩn trọng khi thấy những quảng cáo với các ưu đãi bất thường đến từ những nhà phân phối không rõ danh tính, không có bất kỳ mối liên kết nào với nhà phát hành của trò chơi.

Khi bắt gặp hành vi lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay cho nhà phát triển trò chơi hoặc các cơ quan an ninh mạng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo.

Hơn 50% các vụ lừa đảo sử dụng không gian mạng

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, đã thông tin về tình hình về tội phạm lừa đảo qua mạng.

Tội phạm sử dụng nhiều thủ đoạn, như giả mạo các cơ quan, tổ chức thuế, ngân hàng, công an… để gọi điện thoại lừa đảo; giả mạo website các tập đoàn, công ty, thương hiệu lớn để thu hút vốn đầu tư, tuyển dụng nhân sự; lập các trang Facebook có logo của các trường đại học để lừa đảo tiền học phí, lệ phí...

"Chúng tôi cũng đã phát hiện những vụ rất lớn có đầy đủ quy trình, quy phạm, giáo trình hướng dẫn các bước… đưa một người bình thường mắc bẫy qua không gian mạng", người phát ngôn Bộ Công an nói.

Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, các đối tượng triệt để sử dụng các ứng dụng, công nghệ, phương tiện hiện đại để thực hiện hành vi phạm tội, hoạt động ẩn danh, khó truy vết. Phần lớn hoạt động có tổ chức, nhưng chỉ liên lạc, móc nối qua không gian mạng, không có tiếp xúc, trao đổi trực tiếp.

"Chúng tôi dự báo trong thời gian tới, lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục là chủ đề không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực quốc tế đều phải đối mặt", Thiếu tướng Tuyên nhấn mạnh.

Nói về giải pháp, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin, từ năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trong đó có lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Cho đến nay, chủ yếu triển khai trên 2 mảng chính.

Về phòng ngừa, Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan các cấp nhấn mạnh công tác tuyên truyền. An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao duy trì 3 kênh trên không gian mạng: Facebook, Tiktok, Zalo để trao đổi, tuyên truyền phổ biến các thông tin về tội phạm trên không gian mạng. Trong tháng 8, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng/Trang Thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương đã cung cấp, đăng tải hơn 500 tin, bài cảnh báo tội phạm.

Thời gian gần đây, một số vụ việc người dân, ngân hàng chủ động phát hiện, ngăn chặn được hành vi lừa đảo. Nhiều người bị lừa đảo ra ngân hàng, sắp chuyển tiền thì được kịp thời ngăn chặn.

Bộ Công an cùng với các bộ, ngành phối hợp ngăn chặn các lỗ hổng có thể sử dụng được. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ngăn chặn sim rác, giảm tải sim rác, đảm bảo chính chủ sử dụng thuê bao, phối hợp với Ngân hàng chống tài khoản ảo.

Ngoài ra, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia vừa ban hành phần mềm giúp phát hiện lừa đảo trên không gian mạng và đây là công cụ tốt cho việc phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.

Về công tác đấu tranh, Bộ Công an đã chỉ đạo rất nhiều chuyên đề, kế hoạch để tập trung điều tra, xét xử nghiêm các vụ lừa đảo trên không gian mạng. Rà soát, vô hiệu hóa các website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn giả mạo các cơ quan, tổ chức để lừa đảo trên không gian mạng. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến.

Ngoài ra, Bộ Công an đề nghị người dân thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa tội phạm; cảnh giác khi nhận các cuộc gọi mà người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án qua điện thoại.

Thận trọng, rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động phạm tội thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?