Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ
Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh trong đó có tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản.
Nhận lời mời từ Ban tổ chức, ông Nguyễn Khánh Ngọc - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam dẫn đầu đoàn của TW Hội tham dự Diễn đàn. Tại đây, Chủ tịch Hội Luật gia đã có tham luận với chủ đề: “Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng phát triển”. Tham dự Diễn đàn còn có đại diện của Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội và Tạp chí Luật học.
Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai là thông điệp chính của Diễn đàn lần này. Bối cảnh thế giới hiện hữu kéo theo pháp luật quốc tế cũng đầy rẫy những biến động đáng quan tâm. Trong khuôn khổ Diễn đàn này diễn ra rất nhiều phiên thảo luận với nhiều chủ đề chính khác nhau như: Luật pháp và xã hội; Hiệu lực pháp luật cho hiệu lực của Nhà nước; Pháp luật và chuyển đổi số; Pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp; Pháp luật và tăng trưởng kinh tế; Pháp luật và môi trường sinh thái; Pháp luật về giáo dục, nghề nghiệp; Kỹ năng lập pháp…
Các chủ đề lớn được phân chia thành các chủ đề phạm vi nhỏ hơn để trình bày và thảo luận, như các vấn đề về quyền con người, văn hoá lập pháp, quy định của pháp luật về hoạt động truyền thông - thách thức từ hiện tại, tương lai về sự độc lập của nghề luật, hoạt động giám sát và quản lý dựa trên AI…
Trong phiên đầu tiên, “đặc sản” Hội Luật gia Việt Nam mang đến Diễn đàn là kinh nghiệm từ công tác trợ giúp pháp lý của Việt Nam. Theo trình bày của Chủ tịch Nguyễn Khánh Ngọc tại Diễn đàn thì “Việt Nam hiện có 63 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước với hơn 1.200 cán bộ, gần 100 chi nhánh cấp quận/huyện; cùng gần 200 tổ chức xã hội và hơn 100 Trung tâm Tư vấn pháp luật của Hội Luật gia Việt Nam. Từ khi thành lập (1997), đã giải quyết hơn 2,3 triệu vụ việc trợ giúp pháp lý; riêng năm 2024, trên 60.000 vụ, trong đó 83% là bào chữa, bảo vệ quyền lợi trực tiếp tại cơ quan điều tra và tòa án”.
Ông Ngọc nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, trợ giúp pháp lý được xem là công cụ căn bản để bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho tất cả công dân, không phân biệt tầng lớp hay hoàn cảnh kinh tế. Điều này đã được khẳng định trong Luật Trợ giúp pháp lý, theo đó Nhà nước có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những đối tượng đủ điều kiện, đồng thời bảo đảm chất lượng và tính toàn vẹn của dịch vụ.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, hệ sinh thái trợ giúp pháp lý ở Việt Nam còn có sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội, hãng luật và gần 100 Trung tâm Tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Nhờ vậy, mạng lưới trợ giúp pháp lý của Việt Nam ngày càng đa dạng, hiệu quả và tiếp cận rộng khắp”.
Ông nói: “Chúng ta có mặt ở đây không chỉ với tư cách những người làm công tác pháp lý mà còn là những người bảo vệ công lý, bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế và cùng nhau thực hiện sứ mệnh chung: biến trợ giúp pháp lý từ một đặc quyền thành quyền lợi thiết yếu của mọi công dân… Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam được xây dựng trên nền tảng Hiến pháp 2013, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được xét xử công bằng và quyền được bào chữa. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia các Công ước quốc tế như ICCPR, CEDAW, Công ước Quyền trẻ em và đã ký nhiều hiệp định tương trợ tư pháp song phương, trong đó có Liên bang Nga, khẳng định cam kết hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm toàn cầu”.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc đã có cuộc gặp gỡ với ông Evgeny Zabarchuk, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga và ông Sergey Stepashin, Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga. Hai bên trao đổi một số vấn đề về hợp tác pháp luật giữa Hội Luật gia 2 nước. Việc tham dự Diễn đàn cũng là hoạt động thuộc Chương trình hợp tác giữa Hội Luật gia Việt Nam với Hội Luật gia Liên bang Nga giai đoạn 2024 - 2025 nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả giữa 2 bên.
Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh trong đó có tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản.
Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).
Phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước lần đầu tiên được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, trong quá trình triển khai thực hiện, quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, cần nhận diện những yếu kém, bất cập, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Sáng 18/5, ngay tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, trước sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp trao đổi, giải đáp một số ý kiến, đề xuất của lãnh đạo, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
(PLPT) - Sáng 15/5, trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Sáng 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra sự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.