Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Hà Nội: Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng

Khánh Huyền Thứ hai, 30/09/2024 - 12:04
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của đối tượng lạ mới quen trên mạng, một người đàn ông tại Hà Nội bị lừa mất gần 30 tỷ đồng thông qua hình thức đầu tư tiền ảo.

Được "Angela Phương" rủ rê đầu tư tiền ảo, người đàn ông mất 30 tỷ đồng

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội tiếp nhận tin trình báo của một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 30 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo.

Thông qua mạng xã hội Zalo và Telegram, ông H. (trú tại Hà Nội) có kết bạn và trò chuyện với tài khoản “Angela Phương”. Sau một thời gian, đối tượng trên mời ông H tham gia đầu tư tiền ảo thông qua website: decexswap.com, sau đổi tên miền thành fiatlesscoin.com.

Giao diện trang đầu tư lừa đảo. (Ảnh: Công an TP Hà Nội)

Do tin tưởng mang lại lợi nhuận cao, ông H. đã làm theo hướng dẫn của đối tượng, tiến hành tạo tài khoản và chuyển tiền vào các tài khoản đã được chỉ định sẵn.

Ban đầu, ông H. tham gia có lợi nhuận và đã thực hiện rút được số tiền hơn 300 triệu đồng.

Tin tưởng nên ông H. tiếp tục nạp thêm tiền để tham gia đầu tư với hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Tổng số tiền ông H. đã chuyển cho các đối tượng là gần 30 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khi ông H. muốn rút tiền thì hệ thống thông báo ông H. đã vi phạm nguyên tắc mua/bán không theo khuyến nghị và yêu cầu đóng phí thì tài khoản mới hoạt động lại bình thường và có thể rút tiền về tài khoản. Phát hiện mình bị lừa, ông H. đã đến cơ quan Công an trình báo.

Đầu tư tiền ảo trên sàn Bitforex, người phụ nữ bị lừa 2,3 tỷ đồng

Trước đó, Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo từ chị V. (SN 1974, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) về việc bị lừa đảo 2,3 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo qua sàn Bitforex.com.

Ảnh minh họa.

Theo chị V., sau một thời gian quan sát trong nhóm, chị thấy có nhiều người khác cùng tham gia và nhiều người còn khoe cả bằng chứng lợi nhuận khủng nhận được từ việc đầu tư theo hướng dẫn của các "chuyên gia" trong nhóm. Sẵn mong muốn làm giàu nhanh chóng, chị V. đã liên tục chuyển tiền đầu tư theo hướng dẫn của các "chuyên gia" trong nhóm để mua tiền ảo.

Đến thời điểm chốt lời, chị V. bán số tiền ảo đã mua thì bỗng dưng hệ thống thông báo lỗi. Tiếp đó chị được các "chuyên gia" hướng dẫn phải đóng các loại thuế, phí, bảo hiểm... mới rút được tiền. Đến khi nhận ra mình bị lừa, số tiền mà chị H. đã gửi cho những kẻ lừa đảo đã lên đến 2,3 tỷ đồng.

Khám phá ổ nhóm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng dưới hình thức lừa đầu tư “sàn BO”

Vào hồi tháng 8/2024, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Hưng Yên và Công an xã Nghĩa Trụ, Công an xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên kiểm tra, phát hiện nhóm gồm 15 đối tượng đang cư trú tại 2 căn hộ cao cấp thuộc khu đô thị địa phận hai xã Nghĩa Trụ và Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Đối tượng Nguyễn Ngọc Hùng và đối tượng Trần Văn Đức. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an)

Quá trình điều tra cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Bắc Kạn đã làm rõ để đầu tư tài chính trên trang https://xfinex.net, thì người đầu tư phải có tài khoản, sử dụng tiền thật mua tiền ảo (USDT) để tham gia chơi.

Khi có được lợi nhuận, người đầu tư sẽ lên sàn tiền ảo của thế giới đổi ra Việt Nam đồng. Trên trang https://xfinex.net, người đầu tư sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của đồng USDT. Nếu dự đoán đúng, người đầu tư sẽ có lợi nhuận theo tỷ lệ sàn đưa ra; nếu sai, người đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền cho giao dịch đó.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về việc đầu tư tiền ảo (USDT) trên các sàn giao dịch, nhóm đối tượng đã tạo ra các clip về việc hình ảnh chơi thắng, nhận được lãi trên trang https://xfinex.net rồi đăng lên mạng xã hội Facebook, Tiktok, Zalo… nhằm thu hút người khác.

Thấy thắng dễ dàng nên nhiều người đã chuyển tiền để các đối tượng chơi hộ. Những lần đầu, các đối tượng đều thông tin kết quả thắng để kêu gọi người chơi tiếp tục đầu tư. Những lần sau, các đối tượng đưa ra các thông tin gian dối thông báo rằng đã thua hết và chiếm đoạt số tiền người chơi đã chuyển.

Hiện vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Bắc Kạn tiếp tục làm rõ.

Cảnh giác các chiêu trò mời gọi

Theo các chuyên gia bảo mật, việc ngày càng nhiều người dùng tham gia các ứng dụng hẹn hò trực tuyến đã trở thành "miếng mồi" cho những kẻ lừa đảo. Thông qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến như Tinder, EzMatch, Lit Match, Hullo..., kẻ lừa đảo kết bạn với "con mồi", trò chuyện và gây dựng niềm tin.

Tiếp đó chúng sẽ chuyển sang chủ đề tài chính, khuyến khích tham gia đầu tư các dự án đầy hấp dẫn. Nếu ngây thơ chấp nhận chi tiền, số tiền lãi sẽ được trả ngay sau lần đầu tiên đầu tư để tăng độ tin tưởng.

"Khi nạn nhân bỏ ra một số tiền lớn nhất định, những kẻ lừa đảo sẽ tạo ra rất nhiều lý do như: nâng cấp gói VIP, hoàn trả quỹ hỗ trợ đầu tư, gỡ bỏ chế độ an toàn, lỗi hệ thống... để chiếm đoạt tài sản", một chuyên gia cảnh báo.

Thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết đã tiếp nhận nhiều đơn trình báo của người dân bị lừa tiền khi tham gia đầu tư tài chính qua mạng. Có nhiều người bị lừa từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng. Người bị lừa nhiều nhất lên đến 57 tỷ đồng. Theo công an, những kẻ lừa đảo liên tục quảng cáo, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tiền mã hóa trên mạng thông qua các sàn giao dịch, các website do chúng tạo ra.

Một đội ngũ "nhân viên" sẽ liên tục gọi điện mời chào "nhà đầu tư" tham gia các nhóm tư vấn, trao đổi qua Zalo, Telegram... Thậm chí chúng còn giả danh là chuyên gia tài chính, chuyên viên chứng khoán hoặc đại diện của các công ty môi giới uy tín nhằm dễ dụ "con mồi" vào các nhóm Facebook, Telegram, Zalo... và tham gia các sàn giao dịch do chúng tạo ra.

Nhiều nhóm lừa đảo còn bày chiêu trò tổ chức hội nghị, hội thảo... lồng ghép giới thiệu quảng cáo về chứng khoán quốc tế, tiền ảo, tiền kỹ thuật số. Mức lợi nhuận vượt trội so với thị trường và dễ dàng rút vốn, lãi là những yếu tố được những kẻ lừa đảo liên tục đưa ra để lôi kéo người dân, nhà đầu tư.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo không tham gia đầu tư tiền ảo trên mạng

Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo. Đặc biệt là các sàn quảng cáo, hứa hẹn lợi nhuận cao hoặc cơ hội đầu tư hấp dẫn để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Việc đầu tư vào các website, ứng dụng, sàn giao dịch tiền ảo tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nhà đầu tư do các sàn tiền ảo chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam và tiền ảo cũng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Nhằm cung cấp thêm góc nhìn chuyên sâu về dự án Luật này, Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của Chuyên gia pháp luật Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật với tiêu đề "Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi".

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,... rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư. Vậy, quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt thế nào?

Triệt phá đường dây chế tạo, rao bán súng tự chế: Quy định của pháp luật về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Triệt phá đường dây chế tạo, rao bán súng tự chế: Quy định của pháp luật về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lềnh Chi Và cùng các đồng phạm đã chế tạo, gia công các bộ phận, linh kiện của súng tự chế và lắp ráp thành khẩu súng hoàn chỉnh, sau đó rao bán trên mạng xã hội để kiếm lời.

'Cô tiên' Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp': Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

"Cô tiên" Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp': Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Dù thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc đi giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn và kêu gọi từ thiện trên mạng xã hội, 'cô tiên từ thiện' đã bị thu hồi Giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' vì vi phạm pháp luật. Tiêu chuẩn xét tặng, thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' được quy định thế nào?

Đọc nhiều