Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên trong nhà trường quân đội ở Việt Nam hiện nay

Thứ năm, 18/07/2024 - 11:32
Nghe audio
0:00

Văn hóa pháp luật của học viên tại các học viện, nhà trường quân đội là tổng thể những giá trị tích cực, nhân đạo và tiến bộ trong ý thức pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, nội quy, quy chế của các nhà trường. Rèn luyện, nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên trong nhà trường quân đội đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng nhà trường quân đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu, nhi

Vai trò quan trọng của giáo dục văn hóa pháp luật

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí, định hướng của giai cấp cầm quyền. Văn hóa pháp luật phản ánh những giá trị mà con người đạt được về lĩnh vực pháp luật, được biểu hiện thông qua nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, là sự thống nhất của tri thức pháp luật, phương thức tổ chức thực hiện pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi tích cực đối với pháp luật.

Với tư cách là một bộ phận, một phương diện của văn hóa nói chung, văn hóa pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, định hướng ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân trong xã hội theo tinh thần sống và làm việc theo pháp Hiến pháp và pháp luật. Văn hóa pháp luật mang tính đặc thù, là tổng hòa những giá trị, phương thức hoạt động của con người trong một lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Trình độ văn hóa pháp luật cho học viên trong nhà trường quân đội bao gồm cả tri thức hiểu biết về pháp luật, kỷ luật quân đội, cũng như thói quen ứng xử hợp pháp, phù hợp với đạo đức xã hội và mang đặc thù của môi trường quân sự.

Trong môi trường sư phạm quân sự, văn hóa pháp luật của học viên luôn tồn tại và được phát triển thông qua hoạt động bồi dưỡng, giáo dục của các chủ thể sư phạm trong các nhà trường quân đội, làm cho văn hóa pháp luật của học viên được hình thành, phát triển một cách toàn diện, được biểu hiện rõ nét thông qua ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội và khả năng ứng xử các quan hệ pháp luật trong cuộc sống, sự gương mẫu về đạo đức, lối sống, nếp sống, trở thành thói quen, nhu cầu hằng ngày của mỗi học viên. Nâng cao văn hóa pháp luật của học viên trong các nhà trường quân đội không chỉ là nâng cao ý thức pháp luật, tri thức pháp luật nói chung, mà quan trọng hơn là phải biến nó thành nhu cầu, thành động cơ thôi thúc học viên say mê học tập, rèn luyện, nâng cao văn hóa, kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực. Giáo dục văn hóa pháp luật giúp học viên hình thành, phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực, sức khỏe, trí tuệ, nhân cách quân nhân cách mạng và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nâng cao văn hóa pháp luật cho học viên trong quá trình đang học tập, rèn luyện ở nhà trường quân đội là một bảo đảm quan trọng cho sự trưởng thành toàn diện của mỗi học viên khi ra trường. Thực tế cho thấy, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội của học viên cũng trở thành ý thức tự nguyện, tự giác. Do đó, việc nâng cao văn hóa pháp luật cho học viên là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các nhà trường quân đội cần quan tâm, tạo môi trường thuận lợi giúp học viên hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, làm cho ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật trở thành nhu cầu, thành động lực nội tại trong mỗi học viên. Những năm gần đây, các nhà trường quân đội đã từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho học viên, góp phần không nhỏ vào việc khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội. Các nhà trường quân đội đã có nhận thức đúng, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội đối với học viên. Nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục luôn có sự đổi mới, sáng tạo, phù hợp từng đối tượng học viên. Hoạt động tự phòng, chống vi phạm pháp luật, kỷ luật của học viên cũng có nhiều tiến bộ tích cực, tỷ lệ vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội và nội quy của các nhà trường đã giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác giáo dục nâng cao văn hóa pháp luật cho học viên trong nhà trường quân đội hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, như nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, cán bộ, chỉ huy trong giáo dục nâng cao văn hóa pháp luật cho học viên chưa đầy đủ; nội dung giáo dục văn hóa pháp luật chưa toàn diện. Một số học viên ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội chưa cao; kết quả rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy có mặt còn hạn chế. Tình trạng đối phó trong học tập, thi cử, vi phạm trật tự xã hội, luật lệ giao thông... của học viên vẫn xảy ra, gây dư luận xấu trong các nhà trường và ngoài xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên, song chủ yếu vẫn là các nguyên nhân chủ quan, như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục, rèn luyện, duy trì pháp luật, kỷ luật của một số cấp ủy, chỉ huy trong các nhà trường còn hạn chế, thiếu sáng tạo. Công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật và các mối quan hệ của học viên chưa tốt. Phương pháp giáo dục, quán triệt chưa hiệu quả, kiểm tra, giám sát chưa sâu sát; chưa xây dựng được môi trường văn hóa pháp luật trong các nhà trường thực sự lành mạnh, vững chắc để điều chỉnh hành vi, lối sống theo pháp luật cho học viên. Chưa chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực, tệ nạn xã hội xâm nhập vào môi trường văn hóa của các nhà trường; khi phát hiện chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả, còn biểu hiện sợ ảnh hưởng thành tích, không báo cáo. Trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức tự giác rèn luyện, chấp hành pháp luật, kỷ luật của một bộ phận học viên còn hạn chế.

Vì vậy, việc giáo dục nâng cao văn hóa pháp luật cho học viên là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan, góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện và thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi nhà trường. 

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên nhà trường quân đội

Để nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên trong các nhà trường quân đội, cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường quân đội về việc bảo đảm chất lượng giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên. Nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các tổ chức, các lực lượng, của đội ngũ cán bộ, học viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên. Mặt khác, nội dung giáo dục văn hóa pháp luật rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có sự thống nhất cả về nhận thức và hành động của mọi tổ chức, các lực lượng trong các nhà trường. Vì vậy, tăng cường giáo dục nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, các lực lượng trong nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa pháp luật sẽ góp phần bảo đảm ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội của mỗi học viên. Cần chú trọng giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, ý thức chấp hành điều lệnh, điều lệ kỷ luật của quân đội; xây dựng văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống theo chuẩn mực quân sự cho học viên.

Nội dung giáo dục văn hóa pháp luật cho học viên trong các nhà trường quân đội bao gồm: Xây dựng và nuôi dưỡng trong tập thể học viên phong trào phấn đấu học tập, rèn luyện; xây dựng đời sống văn hóa pháp luật trong các nhà trường tốt đẹp, lành mạnh, có kỷ luật, kỷ cương; tạo dựng và củng cố cảnh quan môi trường gọn gàng, ngăn nắp, đúng điều lệnh; xây dựng các mối quan hệ trong đơn vị đúng điều lệnh, giải quyết tốt các mối quan hệ với đơn vị bạn, cấp uỷ và chính quyền địa phương nơi đóng quân; xây dựng các thiết chế, môi trường văn hóa pháp luật và tích cực đấu tranh chống văn hoá xấu độc, phản động. Giáo dục học viên nắm vững các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về văn hóa pháp luật, xây dựng con người mới, tăng cường quản lý, kỷ luật, xây dựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

Hai là, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, giáo dục văn hóa pháp luật phù hợp với cấp học, bậc học và thực tiễn xây dựng, chiến đấu và quản lý bộ đội hiện nay. Các nội dung, chương trình giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật cần được đổi mới, hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Nội dung giáo dục phải sát với yêu cầu hình thành và phát triển văn hóa pháp luật, phù hợp đặc điểm, trình độ của từng đối tượng; trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản mang tính hệ thống về nhà nước, kiến thức về pháp luật, pháp chế và một số đạo luật cơ bản của Việt Nam, khơi dậy sự giác ngộ và tình cảm tốt đẹp của học viên đối với pháp luật. Bên cạnh đó, cần chú trọng giáo dục văn hóa pháp luật thông qua hoạt động thực tiễn, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp bồi dưỡng văn hóa pháp luật để học viên dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ vận dụng, giúp học viên có những tri thức cần thiết về nhà nước, pháp luật, qua đó điều chỉnh hành vi, ứng xử đúng đắn theo quy định pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội và các chế độ quy định của nhà trường, làm cơ sở nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, hoàn thiện mục tiêu yêu cầu đào tạo của quân đội.

Ba là, phát huy tính tích cực, chủ động tự học tập, tự rèn luyện của học viên các nhà trường quân đội. Tự học tập, tự rèn luyện chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm, cách ứng xử đúng đắn, tự vượt qua những khó khăn, trở ngại để hình thành thói quen, hành vi phấn đấu trong học tập, rèn luyện phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự, khắc phục những biểu hiện tiêu cực, củng cố ý chí, giúp học viên tự tin, xử lý đúng đắn các mối quan hệ trong tập thể học viên và các mối quan hệ xã hội. Để phòng ngừa vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội, học viên cần có thái độ nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm, chủ động tiếp nhận thông tin, tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh, ý chí quyết tâm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, hành động theo điều lệnh, điều lệ quân đội. Mỗi học viên cần nỗ lực, tự giác cao trong lựa chọn nội dung, xác định cho mình hình thức, biện pháp học tập, nghiên cứu về pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị, trong đó cần nhận thức rõ vai trò của pháp luật, sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao văn hóa pháp luật. Từ đó, có ý thức xây dựng lòng ham hiểu biết, tác phong nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, hình thành thói quen tư duy độc lập, phương pháp xem xét, đánh giá và có chứng kiến về từng vấn đề được nghiên cứu, tìm hiểu.

Ngoài những kiến thức về pháp luật được trang bị trong chương trình học chính khóa, các nhà trường cần quan tâm xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật, sách báo, tạp chí chuyên ngành về pháp luật. Thường xuyên mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, xử lý tình huống pháp luật, kỷ luật dân vận, chấp hành quy định về an toàn giao thông… tạo môi trường thuận lợi để học viên trải nghiệm, củng cố kiến thức cũng như khuyến khích, động viên tinh thần tích cực tự phòng, chống vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các nhà trường cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng với duy trì nghiêm kỷ luật; giữa giáo dục thuyết phục với các biện pháp hành chính và hướng dẫn hành động để tích cực hóa hoạt động tự học tập, nghiên cứu về pháp luật của học viên, làm cho văn hóa pháp luật thẩm thấu sâu vào quá trình giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội, trở thành nhu cầu nội tại của học viên trong học tập, rèn luyện và trong sinh hoạt hằng ngày.

Bốn là, xây dựng và phát huy vai trò của môi trường văn hóa pháp luật trong nhà trường quân đội. Môi trường văn hóa pháp luật lành mạnh sẽ trực tiếp góp phần xây dựng động cơ, thái độ, hành vi đúng đắn, hình thành, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa, hoàn thiện nhân cách của học viên, tạo ra những tập thể học viên vững mạnh, sống có nền nếp, kỷ luật và tác phong chính quy. Trong môi trường đó, học viên được tiếp nhận, xử lý các giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực quy phạm pháp luật, đạo đức, hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết của một sĩ quan quân đội trong tương lai. Đồng thời, giúp học viên phát huy dân chủ và kỷ luật, đề cao tự phê bình và phê bình, chủ động ngăn ngừa, loại bỏ những tiêu cực, thói quen xấu, hành vi tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

Hiện nay, những ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động vào đời sống học tập, sinh hoạt của học viên, đòi hỏi các nhà trường quân đội và từng học viên phải kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng vi phạm pháp luật, kỷ luật, điều lệnh quân đội, chủ động phòng, chống ảnh hưởng của văn hóa xấu độc thâm nhập vào đơn vị. Vì vậy, xây dựng và phát huy vai trò của môi trường văn hóa pháp luật là một giải pháp quan trọng để nâng cao văn hóa pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật đối với học viên. Trong đó, cần tập trung vào các nội dung, như: Xây dựng đời sống văn hóa pháp luật tốt đẹp, lành mạnh, có kỷ luật, kỷ cương; tạo dựng và củng cố doanh trại gọn gàng, ngăn nắp, đúng điều lệnh, đúng quy định; xây dựng các mối quan hệ văn hóa pháp luật trên cơ sở pháp luật của nhà nước, kỷ luật quân đội; xây dựng lối sống theo pháp luật trong các nhà trường quân đội; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp gắn với duy trì nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật trong các nhà trường phù hợp với đặc điểm hoạt động quân sự của học viên.

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ”(1). Theo đó, các nhà trường quân đội cần nâng cao văn hóa pháp luật cho học viên, sống có kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng vi phạm pháp luật, kỷ luật, điều lệnh quân đội, chủ động phòng, chống tác động của văn hóa xấu độc. Các chủ thể giáo dục trong các nhà trường quân đội cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, là tấm gương sáng cho học viên noi theo; duy trì nghiêm chế độ, nền nếp, quy chế, quy định, kỷ luật quân đội, góp phần nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của học viên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.

------------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 143

Theo: Tạp chí Cộng sản

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  13 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  13 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều