Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Yến Nhi Thứ tư, 20/11/2024 - 12:35
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Bùi Tiến Lợi thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin có nội dung xuyên tạc.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, ngụ phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Thời gian qua, Theo Công an TP Thủ Dầu Một, Lợi thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Dầu Một, phối hợp cùng lực lượng chức năng điều tra, xác minh làm rõ và được VKSND TP Thủ Dầu Một phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, đồng thời, di lý Bùi Tiến Lợi từ tỉnh Thái Bình về Bình Dương để xử lý.

Đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Điều 99, Điều 100, Điều 101 và Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi của trang thông tin điện tử: Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật, buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật, buộc thu hồi tên miền.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối hành vi: Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Ngoài ra, cá nhân có hành vi xuyên tạc như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức:

"Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức."

Như vậy, mức phạt tiền đối với các hành vi xuyên tạc thông tin, đưa tin giả mạo, sai sự thật lên mạng xã hội: từ 10.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, tùy thuộc vào hành vi vi phạm. Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, gỡ bỏ thông tin vi phạm, thu hồi tên miền...

Bên cạnh đó, đối với cá nhân có hành vi tương tự tổ chức thì bị phạt 1/2 mức phạt tiền của tổ chức.

Đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng có bị xử lý trách nhiệm hình sự?

Căn cứ Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:

Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 Bộ luật Hình sự 2015;

- Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

- Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

- Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

- Dẫn đến biểu tình.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng có thể bị xử tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  45 phút trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  50 phút trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Nhằm cung cấp thêm góc nhìn chuyên sâu về dự án Luật này, Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của Chuyên gia pháp luật Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật với tiêu đề "Thu thuế VAT qua sàn thương mại điện tử: Nhu cầu và các điều kiện thực thi".

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Quảng cáo lương y gia truyền 'dỏm' để lừa đảo: Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,... rất nhiều cá nhân, tổ chức đã quảng cáo "lương y gia truyền" để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư. Vậy, quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt thế nào?

Đọc nhiều