Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Đại biểu nhân dân Thứ sáu, 30/05/2025 - 10:24

Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

qh02.jpg

Điều chỉnh các thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự

Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày cho biết, dự án luật này nhằm điều chỉnh các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình yêu cầu và thực hiện yêu cầu tương trợ. Đồng thời luật cũng bao quát các đối tượng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

qh01.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng

Dự án luật gồm 4 chương, 39 điều, trên cơ sở kế thừa những quy định phù hợp của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và bổ sung những quy định mới để cụ thể hóa các chính sách xây dựng luật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tương thích, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và 3 dự án luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp đang được xây dựng cùng với dự án luật này. Phù hợp với các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, các điều ước quốc tế có điều khoản về tương trợ tư pháp về hình sự mà Việt Nam tham gia; tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới.

Một số nội dung cơ bản của dự thảo luật, đó là bổ sung những điểm mới như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

qh03.jpg
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Ảnh: Phạm Thắng

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với tư cách là cơ quan Trung ương - chịu trách nhiệm chủ trì đánh giá, quyết định tiếp nhận hay từ chối yêu cầu tương trợ của nước ngoài trên nguyên tắc “có đi có lại”. Trong trường hợp cần thiết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan để thống nhất trước khi ra quyết định cuối cùng. Quy định việc không phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự…

Người bị tạm giam có thể được dẫn giải, chuyển giao tạm thời để hỗ trợ điều tra

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là những luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các dự án luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, tố tụng tư pháp đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

qh04.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Phạm Thắng

Về xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình (Điều 13), dự thảo luật bổ sung quy định về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình so với quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành.

Ủy ban cơ bản tán thành quy định này song có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ nội dung này vì có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.

Về chuyển giao tạm thời người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam sang nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của nước ngoài (Điều 35), dự thảo luật quy định người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải, chuyển giao tạm thời cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước ngoài. Thời gian người bị chuyển giao bị dẫn giải, lưu lại ở nước ngoài được tính vào thời hạn tạm giam hoặc thời hạn chấp hành án phạt tù của người đó.

Ủy ban cơ bản tán thành việc tiếp tục kế thừa quy định này của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành. Đồng thời, tán thành việc bổ sung đối tượng chuyển giao gồm cả người đang bị tạm giam để tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia trong giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc bổ sung thêm điều kiện để bảo đảm đó là “nếu thời hạn chuyển giao tạm thời này không quá thời hạn tạm giam hoặc thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó”. Đồng thời, bổ sung quy định chi tiết về văn bản cam kết...

Cùng chuyên mục

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.