Có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không? Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con?
Yến Nhi
Thứ bảy, 17/08/2024 - 05:44
(PLPT) - Sau khi ly hôn, nếu chứng minh được bên kia vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nuôi dưỡng, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con để giành lại quyền nuôi con. Vậy pháp luật quy định về các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?
Các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con. (Ảnh minh họa)
Bạn đọc hỏi:
Năm 2023, tôi và vợ cũ đã hoàn tất thủ tục ly hôn tại Tòa
án và có quyết định tôi nuôi đứa lớn, còn vợ cũ nuôi đứa nhỏ (đứa nhỏ hiện nay
được 5 tuổi). Tuy nhiên, đến hiện tại, vợ cũ tôi có dự định đi Nhật làm ăn nên gửi
con cho ông bà ngoại chăm hộ. Tôi muốn khi nào vợ cũ tôi đi nước ngoài thì tôi
sẽ mang đứa nhỏ về nuôi. Luật sư cho hỏi, đã có quyết định của Tòa phân xử rồi
thì tôi có được làm như vậy không?
Luật sư trả lời:
Luật sư Trần Hậu, Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật
sư TP Đà Nẵng, tư vấn như sau:
Hiện nay pháp luật có quy định về các
trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể, Điều 84 Luật
Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được
giải quyết khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận
việc thay đổi trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều
kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường
hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
phải xem xét theo nguyện vọng của con.
Theo tình huống trên, hiện nay bé nhỏ chưa đủ 7 tuổi. Do vậy phát sinh việc
thay đổi người trực tiếp nuôi con phụ thuộc trước hết vào sự thỏa thuận của
cha, mẹ. Trường hợp một trong các bên không thể thỏa thuận thì trên cơ sở lợi
ích của con, người còn lại có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem
xét.
Trong trường hợp này, nếu không thể thỏa thuận với mẹ bé thì có
thể làm đơn yêu cầu tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền và phải chứng minh được
người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc chứng minh cụ thể được dựa vào các yếu tố:
Thứ nhất, điều kiện kinh tế
Cần
đưa ra bằng chứng để chứng minh người trực tiếp nuôi con có đầy đủ khả năng về
mặt vật chất trong việc nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy
dỗ con,…như chứng minh được nguồn thu nhập, thực tế, công việc ổn
định, chỗ ở,…Điều kiện kinh tế được ghi nhận thông qua hợp đồng lao động,
bảng lương, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, điều kiện tinh thần
Ngoài
đáp ứng về mặt kinh tế trong việc nuôi con, thì cần đáp ứng
về cả mặt tinh thần để con cái được phát triển một cách
toàn diện nhất về thể chất lẫn tinh thần.
Thứ ba, chứng minh người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Trong trường hợp này, mẹ bé đang có dự định đi xuất khẩu lao động và gửi bé cho ông bà ngoại. Do
vậy, cần phải thu thập một số tài liệu chứng minh cho việc mẹ bé đã
đi xuất khẩu ra nước ngoài như: Giấy xác nhận nhân thân, Xác nhận cư trú, cung
cấp địa chỉ của mẹ bé ở nước ngoài….Ngoài ra, cần chứng minh việc mẹ bé gửi con
cho bà ngoại sẽ ảnh hưởng đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
như chỗ ở, điều kiện được đi học của bé.
Để
thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cần chuẩn bị hồ sơ
khởi kiện như sau:
+ Đơn khởi kiện;
+ Quyết định công nhận thuận
tình ly hôn của TAND; hoặc Bản án có hiệu lực pháp luật của TAND
+ Giấy khai sinh của con (bản sao);
+ Căn cước công dân (bản sao)
+ Những tài liệu, chứng cứ để làm căn
cứ thay đổi quyền nuôi
con
Tranh chấp về thay đổi người
trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và
gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp
mẹ bé đã đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài nên căn cứ khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án,
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này” nên thẩm
quyền giải quyết vụ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp thực
hiện thủ tục trước khi mẹ bé đi ra nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp
huyện. Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh/ cấp huyện
theo các trường hợp đã phân tích trên (nơi bị đơn cư trú, làm việc - khoản 1 Điều
39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng
(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?
(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?
(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.
(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?