Pháp luật quốc tế

An toàn hàng không trong vụ rơi máy bay làm 61 người chết tại Brazil

Nhật Duy (Theo Reuters/CNN) Thứ bảy, 10/08/2024 - 10:34

(PLPT) - Chiều 9/8 (giờ địa phương), một vụ tai nạn hàng không đáng tiếc đã xảy ra ở bang São Paulo, Brazil, khiến toàn bộ 61 người thiệt mạng.


Thời điểm chiếc máy bay của hãng hàng không Brazil bị rơi khiến 61 người thiệt mạng - Ảnh: Data News.

Theo đó, máy bay gặp nạn được xác định là chiếc ATR 72-500 thuộc hãng hàng không Voepass. Máy bay đã rơi xuống khu dân cư Vinhedo khi đang trong hành trình từ Cascavel tới sân bay quốc tế Guarulhos.

Theo những ghi nhận ban đầu, chiếc ATR 72-500 đã rơi gần như theo chiều thẳng đứng vào một khu dân cư, ngay sau đó đã bốc cháy dữ dội. Lực lượng cứu hộ tại Vinhedo xác nhận không có người sống sót trong thảm kịch này.

Dữ liệu từ Flightradar24 cho thấy chiếc máy bay đã mất kiểm soát, giảm cao độ từ khoảng 5.000 m xuống chỉ trong vài phút trước khi rơi.

Theo các video trên mạng xã hội, máy bay rơi mất kiểm soát trước khi đâm xuống một khu dân cư với những tiếng la hét sợ hãi của người dân. Một video khác ghi lại hình ảnh xác máy bay bốc cháy trên mặt đất.

Chiếc ATR 72-500 bắt đầu mất độ cao một phút rưỡi trước khi rơi. Máy bay đang trên độ cao 5.180m lúc 12h21. Nó bắt đầu giảm khoảng 76,2m trong 10 giây. Sau đó, nó tăng khoảng 122m trong khoảng 8 giây. Tiếp đó, máy bay bị hạ thêm 609m. Cuối cùng, trong khoảng 1 phút, nó bắt đầu rơi tự do gần 5.200m. Máy bay truyền dữ liệu lần cuối cùng là lúc 13h22.

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc - Ảnh: CNN.

Hãng hàng không Voepass đã xác nhận không có trở ngại kỹ thuật hay điều kiện bay khi chiếc máy bay cất cánh. Cơ quan điều tra vẫn đang làm việc để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này. Hộp đen của máy bay đã được tìm thấy và dự kiến cung cấp thông tin quan trọng cho cuộc điều tra.

John Cox, một cố vấn an toàn hàng không của Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm định dữ liệu từ Flightradar24, cho thấy máy bay đã có nhiều biến động về tốc độ trước khi rơi.

Ông Cox nhận định rằng, đã có một sự cố “đáng kể” xảy ra khiến máy bay chao đảo trước khi rơi. “Điều đó cho thấy vào một thời điểm nào đó nó đã bị mất kiểm soát sau khi bị trục trặc", cố vấn an toàn hàng không của Mỹ cho biết

Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhận tin khi đang dự sự kiện ở bang Santa Catarina. Ông gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và đề nghị những người tham gia sự kiện dành một phút mặc niệm.

Máy bay gặp nạn rơi thẳng đứng - Ảnh: Data News.

Chuẩn tướng Không quân Marcelo Moreno, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu và Phòng ngừa tai nạn hàng không Brazil (CENIPA), cảnh báo trong cuộc họp báo về vụ tai nạn máy bay rằng, vẫn còn quá sớm để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn.

"Theo những gì chúng tôi có thể thấy cho đến nay, máy bay gặp tai nạn đã không liên lạc với trung tâm kiểm soát không lưu để báo cáo tình trạng khẩn cấp", ông Moreno nói.

Trong khi đó, các chuyên gia từ ATR, nhà sản xuất máy bay Pháp - Italy và là công ty con của Airbus, cho biết họ đang hỗ trợ trong cuộc điều tra. Họ cũng gửi lời chia buồn tới tất cả những người bị ảnh hưởng và cam kết hỗ trợ tối đa.

Voepass là hãng hàng không lớn thứ tư tại Brazil về thị phần ở quốc gia này. Hãng này cho biết họ không thể cung cấp thêm thông tin gì về nguyên nhân khiến máy bay rơi.

Ban đầu hãng thông báo có 62 người trên máy bay, tuy nhiên truyền thông địa phương đã phỏng vấn một người đàn ông cho biết anh ta đã lỡ chuyến bay đó. Tổng cộng, máy bay chở 57 hành khách và bốn thành viên tổ bay, theo Voepass.

ATR, công ty sản xuất máy bay Pháp-Ý, đồng sở hữu bởi Airbus (AIR.PA) và Leonardo (LDOF.MI), là nhà sản xuất chủ đạo của máy bay cánh quạt khu vực với sức chứa từ 40 đến 70 người. ATR cho biết các chuyên gia của họ đang "tham gia đầy đủ" vào cuộc điều tra về vụ tai nạn và khách hàng của họ.

Động cơ của máy bay là PW 127 do Pratt & Whitney Canada sản xuất, công ty mẹ RTX Corp (RTX.N) xác nhận với Reuters. RTX cho biết họ đã cung cấp sự hỗ trợ trong cuộc điều tra. Cả các nhà điều tra Pháp và Canada sẽ tham gia vào cuộc điều tra, Moreno nói. Cơ quan an toàn châu Âu cũng cho biết họ sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

Đã có ít nhất 15 vụ tai nạn máy bay dẫn tới chết người liên quan tới dòng ATR 72 được ghi nhận trên toàn thế giới.

Đây là vụ tai nạn chết chóc nhất tại Brazil kể từ năm 2007, khi 199 người thiệt mạng trên một chuyến bay do hãng hàng không TAM khai thác.

Vụ việc này đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn hàng không trong khi ngành này vẫn đang phục hồi sau các ảnh hưởng của đại dịch. Chính phủ Brazil và cơ quan hàng không dân dụng đã cam kết tăng cường các biện pháp an toàn để tránh những tai nạn tương tự trong tương lai.

Tai nạn máy bay tại Brazil là một trong những sự kiện đáng buồn nhất gần đây, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn và bảo trì kỹ thuật để đảm bảo sự an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.

Cùng chuyên mục

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.

 Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".