Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Sáng nay (12/8), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 để cho ý kiến đối với 10 dự án Luật đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Trưởng các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cùng dự phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội.
Về phía khách mời có Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí, cùng đại diện các Bộ, ngành trung ương.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là phiên họp chuyên đề pháp luật lần thứ 5 được tổ chức kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV cho tới nay.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, khối lượng công tác lập pháp của Quốc hội ngày càng lớn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã rà soát, xác định có 156 nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch 81 và Kế hoạch 734, đến nay đã hoàn thành 131 nhiệm vụ, đạt 83,97%. Với 3 kỳ họp còn lại của nhiệm kỳ Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng sẽ hoàn thành toàn bộ chương trình lập pháp của nhiệm kỳ.
Nhấn mạnh nhiệm vụ công tác lập pháp của Quốc hội ngày càng lớn, số lượng các luật ngày càng tăng, nhiều vấn đề khó, phức tạp, Chủ tịch Quốc hội cho biết việc tổ chức phiên họp chuyên đề lần này rất quan trọng nhằm cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 10/11 dự thảo Luật đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, bao gồm: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thành niên; (Luật Phòng không nhân dân sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 36).
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, 10 dự án Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp lần này thuộc nhiều lĩnh vực được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp như các dự án: Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...
Tại kỳ họp thứ 7 đã có hơn 200 lượt ý kiến phát biểu, tranh luận tại Hội trường và hơn 900 lượt ý kiến phát biểu tại Tổ góp ý vào các dự án Luật. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là những ý kiến rất trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội. Cơ quan soạn thảo đã tiếp thu tối đa ý kiến và có tiếp thu, giải trình các dự án Luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị tại phiên họp này các đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu thật kỹ, báo cáo rõ vấn đề nào đã tiếp thu, vấn đề nào chưa tiếp thu, lý do vì sao có những vấn đề còn chưa thống nhất giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dù một ý kiến nhỏ của đại biểu nhưng cũng cần phải được lắng nghe, phải có giải trình, tiếp thu cặn kẽ; thực hiện đúng quy định của Bộ chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu tham dự phiên họp phát biểu rõ quan điểm chính kiến một cách khách quan, không né tránh những vấn đề có nội dung nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách.
"Chúng ta cần hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ quan, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các dự luật, những vấn đề người dân, doanh nghiệp thấy còn vướng mắc cần tháo gỡ để hoàn thiện các dự thảo luật bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.