Phát triển hệ sinh thái logistics nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trên sàn thương mại điện tử
Phương Thúy
Thứ sáu, 20/12/2024 - 16:25
(PLPT) - Các doanh nghiệp cần phát triển hệ sinh thái logistics và chuỗi cung ứng xanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trên sàn thương mại điện tử theo định hướng bền vững
Tận dụng thương mại điện tử để xuất khẩu xuyên biên giới
Các doanh nghiệp phải liên tục theo dõi, cập nhật để giúp việc chuyển đổi số thương mại điện tử hiệu quả hơn.
Tại hội thảo "Tiếp sức hàng Việt trên sàn thương mại điện tử" mới diễn ra tại TPHCM, ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), dẫn thống kê của Google cho thấy thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khoảng 18% trong năm vừa qua. Thống kê trên các sàn cũng cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng khoảng 18% trong quý vừa qua. Nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì thương mại điện tử tăng trưởng khoảng hơn 30% đến 40%. Người tiêu dùng tập trung mua chủ yếu trên những nền tảng lớn, trong đó Shopee và TikTok Shop chiếm khoảng gần 90% thị phần.
Về xu hướng thương mại điện tử, theo ông Đức, các doanh nghiệp phải liên tục theo dõi, cập nhật để giúp việc chuyển đổi số thương mại điện tử hiệu quả hơn. Những điểm chính quan trọng các doanh nghiệp cần phải lưu tâm hiện nay là về trí tuệ nhân tạo (AI), livestream và quảng cáo.
Bên cạnh thị trường nội địa tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, ông Đức cho rằng thương mại điện tử chính là môi trường các doanh nghiệp nên tận dụng để xuất khẩu xuyên biên giới. Trong những năm qua, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn có thể tăng trưởng liên tục 15-20% mỗi năm.
Về việc hỗ trợ tiếp sức hàng Việt trên sàn thương mại điện tử, ông Đức cho biết Vecom đã triển khai nhiều hoạt động, như: Đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, phối hợp với các sở công thương để phát triển TMĐT; tổ chức các chợ phiên thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp, biến mỗi doanh nghiệp thành một gương điển hình ở trong tỉnh, từ đó truyền cảm hứng và nhân rộng mô hình đến các doanh nghiệp tại địa phương…
Chia sẻ về "bức tranh" thương mại hiện nay, ông Nguyễn Xuân Thảo, Ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cho biết Việt Nam sở hữu mạng lưới rộng lớn với 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, chiếm tới 75% thị phần và phục vụ 85% nhu cầu tiêu dùng. Kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi chiếm 20% doanh số, với mức tăng trưởng ổn định 10% mỗi năm.
Kênh bán hàng online, mặc dù chỉ nắm 5% thị phần, đang bùng nổ với mức tăng trưởng 35-45%, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Tối ưu hóa quy trình logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh
Ông Thảo cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang kênh hiện đại và thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu. Tuy nhiên, sự gia nhập của các sàn xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam làm gia tăng áp lực cạnh tranh.
Sự phát triển lớn mạnh của các hệ thống thương mại điện tử, logistics, hàng nước ngoài tràn vào khiến doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đối mặt với thách thức về giá và tốc độ dịch vụ. Do vậy, "chúng ta cần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự khác biệt về sản phẩm, tối ưu hóa quy trình, đặc biệt là quy trình logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh" ông Thảo nhấn mạnh.
Tối ưu hóa quy trình, đặc biệt là quy trình logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ông Thảo cũng đề xuất giải pháp logistics nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trên sàn thương mại điện tử theo định hướng bền vững, đó là phát triển hệ sinh thái logistics và chuỗi cung ứng xanh; sử dụng xe máy điện cho giao hàng chặng cuối giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và thân thiện với môi trường, giúp tăng hình ảnh của hàng Việt; ứng dụng công nghệ AI và học máy (Machine learning) trong kiểm soát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa được hiệu quả và nhanh chóng, giúp người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt hơn.
Theo ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương TPHCM, Việt Nam là đất nước xuất khẩu, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết. Dù mua bán bằng công nghệ đi chăng nữa thì vẫn phải giao nhận, nên logistics đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng ta phải nhanh chóng thích ứng và xem công nghệ là chiến lược bán hàng, kênh phân phối mới. "Công nghệ giúp chúng ta vượt qua rào cản ngôn ngữ. Một người ngồi một chỗ có thể livestream đến nhiều quốc gia", ông Hùng nhận định.
Tăng hiệu quả bán hàng bằng hình thức livestream
Bên cạnh việc tối ưu hóa quy trình bán hàng, nhất là khâu logistics, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt cần phát huy hiệu quả các phiên livestream để bán hàng.
Ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido kiêm Giám đốc điều hành kênh TMĐT E2E, cho biết thương mại điện tử đang trở thành một xu hướng tất yếu trong phân phối sản phẩm. Khái niệm "công nhân livestream" đã xuất hiện. Các doanh nghiệp thậm chí thiết lập các "nhà máy livestream" với hàng nghìn phòng và vận hành theo ca, giống như một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc lực lượng này đã tạo ra giá trị kinh tế đáng kể.
"Thực tế, livestream không chỉ là phương tiện tiếp thị mà đã trở thành một công cụ phân phối hiệu quả. Kido đang tận dụng xu hướng này để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt và nội dung tương tác trực tiếp", ông Bảo cho biết
Doanh nghiệp Việt cần tận dụng livestream để bán hàng hiệu quả.
Sau khi đồng hành cùng nhiều sàn thương mại điện tử để thực hiện các phiên livestream lớn, Diệp Lê - một KOL nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế hiện nay cho rằng, vấn đề cần giải quyết khó nhất hiện nay với các đơn hàng quốc tế là cách kiểm soát chất lượng.
Bên cạnh đó, theo Diệp Lê, đối với thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt không bị rào cản ngôn ngữ nên đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ hoạt động thuận lợi hơn qua những chiến dịch hậu mãi của mình. Doanh nghiệp Việt cũng sẽ hiểu người tiêu dùng Việt hơn để có thể hoàn thành đơn hàng có trải nghiệm đầy đủ từ livestream lúc bán hàng cho đến khi người tiêu dùng cầm được món hàng trên tay. "Đó là lợi thế mà tôi thấy hiện tại doanh nghiệp trong nước mình có thể làm được trong giai đoạn này", Diệp Lê chia sẻ.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty Meet More, một trong những đơn vị tiên phong đưa nông sản Việt chế biến sâu ra thế giới, cho biết: Tôi nhận ra rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu rõ cách khai thác thương mại điện tử. Đơn cử, tại các buổi livestream, không ít doanh nghiệp chưa biết cách thiết lập giỏ hàng hay thu hút khách hàng hiệu quả. Thực tế, chúng ta cần thay đổi tư duy, học hỏi và xây dựng một nền tảng chuyên nghiệp hơn", ông Luận thẳng thắn.
Ông Luận nhấn mạnh việc sử dụng thương hiệu OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) là một bước tiến quan trọng để nâng tầm hàng Việt. Việc OCOP phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao và 5 sao một cách rõ ràng đã giúp thương hiệu Việt có định hướng trọng tâm, tạo sức bật để cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử lẫn thị trường quốc tế.
(PLPT) - Ngày 15/3 vừa qua, Tập đoàn Flamingo đã khởi công Flamingo Majestic Island Resort tại Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Được phát triển theo mô hình quần đảo retreat resort tiên phong tại Việt Nam, dự án hứa hẹn trở thành điểm đến biểu tượng của du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng siêu sang.
(PLPT) - Sáng ngày 14/3, Hiệp hội Các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) đã có buổi lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư Anh Nguyên trực thuộc Tập đoàn ANI Group, Công ty Cổ phần Giáo dục Ba Cây Sồi và Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Phoenix.
(PLPT) - Là dự án cao cấp tại Thái Nguyên do Tập đoàn Flamingo làm chủ đầu tư, Flamingo Majestic Islands Resort mang kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho ngành du lịch địa phương, không chỉ nâng tầm Hồ Núi Cốc thành điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực mà còn góp phần định vị Thái Nguyên trên bản đồ du lịch cao cấp, thu hút du khách trong và ngoài nước.
(PLPT) - Ngày 25/02/2025, tại trụ sở Hiệp hội các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) đã diễn ra Lễ trao quyết định thành lập Trung tâm hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực quốc gia VANC.
(PLPT) - Ngày 25/02/2025, tại trụ sở Hiệp hội các trường cao đẳng nghề nghiệp ngoài công lập Việt Nam (VANC) diễn ra Tọa đàm Giới thiệu và triển khai dự án 'Học và lập nghiệp tại Đức cho con em có hoàn cảnh khó khăn'.
(PLPT) - Với chiến lược sáng tạo, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới và xây dựng nội dung có giá trị, Vist Media không chỉ giúp nghệ sĩ tỏa sáng mà còn mang lại thành công vượt trội cho các thương hiệu đối tác.
(PLPT) - Masan Group (HOSE: MSN) khẳng định vị thế trong ngành tiêu dùng - bán lẻ với kết quả kinh doanh bứt phá. Quý IV/2024, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 691 tỷ đồng, tăng 1.282% so với cùng kỳ. Xét cả năm, lợi nhuận đạt gần 2.000 tỷ đồng, gấp 4,8 lần 2023 và vượt ~200% kế hoạch.
(PLPT) - Mới đây, Tập đoàn Masan cho biết: Masan MEATLife và WinCommerce đã mang lại lợi nhuận trong năm 2024, đóng góp tích cực vào lợi nhuận của Tập đoàn. Đồng thời, các doanh nghiệp này sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của Masan trong thời gian tới.