Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bến Tre về việc bổ sung chế tài xử phạt hành vi thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy và quy định hình thức phạt bổ sung tạm giữ phương tiện đối với hành vi này.
Trước đó, cử tri tỉnh Bến Tre đã có văn bản gửi Bộ GTVT kiến nghị: “Các văn bản quy định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa chưa quy định xử phạt đối với hành vi thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy.
Kiến nghị bổ sung chế tài xử phạt hành vi thuyền viên, người điều khiển phương tiện mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy và quy định hình thức phạt bổ sung tạm giữ phương tiện đối với hành vi này trong Nghị định số 139/2021/NĐCP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Trả lời nội dung trên, theo Bộ GTVT tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định:
“3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.”
Bên cạnh đó, khoản 4 của Điều này cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”
Như vậy, tại Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ đã quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa quy định về việc xử phạt đối với hành vi thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy mà trong máu có chất ma túy và chưa quy định hình thức phạt bổ sung tạm giữ phương tiện đối với hành vi thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy.
Ngày 29/7/2024, Bộ GTVT đã có văn bản số 8013/BGTVT-PC yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện rà soát, nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung hành vi, chế tài xử phạt quy định tại Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ cho phù hợp.
Bộ GTVT xin tiếp thu ý kiến cử tri và sẽ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn.
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.