Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi gây tai nạn giao thông đường sắt

Yến Nhi Thứ hai, 29/07/2024 - 16:24

(PLPT) - Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm trật tự an toàn đường sắt; xử lý nghiêm các hành vi không chấp hành các quy định khi đi qua đường ngang, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt…

Tàu hỏa va chạm ô tô ở thành phố Biên Hòa khiến hai người tử vong

Vào tối ngày 28/7, nhân viên gác chắn đóng đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, để đón tàu từ Bắc vào Nam. Một ô tô bán tải biển Đồng Nai do ông Võ Văn Khải, 49 tuổi, cầm lái chở ba người từ trong hẻm đi ra đã bất ngờ bị tàu đâm khi băng qua giao cắt đường sắt.

Tai nạn khiến ô tô bị văng sang vỉa hè và va chạm với một công nhân đang dọn rác, khiến người này tử vong tại chỗ. Một bé trai trên xe cũng không qua khỏi. Tài xế và hai người còn lại bị thương nặng. Phần đầu ô tô bán tải bị biến dạng, mảnh vỡ văng xa khiến nhiều người hoảng sợ, tìm cách thoát thân.

Theo lực lượng chức năng, khu vực tai nạn có gác chắn ở hai đầu đường Phạm Văn Thuận và hẻm vào chợ dân sinh phường Thống Nhất ngay cạnh đường sắt. Hướng ôtô di chuyển từ đường dân sinh song song với đường sắt đi theo hướng ra đường Phạm Văn Thuận không có gác chắn.

Theo một số người chứng kiến, khi tàu hỏa sắp tới, nhân viên trực chốt đã hạ barie, thổi còi báo hiệu nhưng ôtô vẫn chạy vào.

Ôtô bị tàu tông biến dạng phần đầu và đuôi. (Nguồn: VnExpress)

Phân loại mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra

Tai nạn giao thông đường sắt được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.

Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại theo Điều 8 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:

1. Tai nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 01 đến 05 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

2. Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 01 người chết hoặc có từ 06 đến 08 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

3. Tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng là tai nạn có 02 người chết hoặc có từ 09 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới 01 tỷ 500 triệu đồng.

4. Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 03 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 01 tỷ 500 triệu đồng trở lên.

Như vậy, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại theo 4 mức độ theo quy định trên.

Hiện trường tai nạn. (Nguồn: Giao thông 24h)

Xử lý vi phạm an toàn giao thông đường sắt

Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường rà soát tổ chức giao thông tại các khu vực đường ngang giao với đường sắt để kiến nghị đường sắt và chính quyền địa phương lắp đặt gác chắn, đèn tín hiệu… và nhiều giải pháp khác.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, bảo đảm trật tự an toàn đường sắt; xử lý nghiêm các hành vi không chấp hành các quy định khi đi qua đường ngang, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt… Rà soát các đường ngang dân sinh đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn;

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi là nguyên nhân gây TNGT đường sắt tại các đường ngang, lối đi tự mở, khu vực không có gác chắn, vị trí nguy hiểm như: vượt qua đường ngang khi đèn đỏ bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi qua đường ngang; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trong phạm vi đường ngang; người đi bộ vi phạm khổ giới hạn đường sắt;

Xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; rà soát tổ chức giao thông tại các khu vực đường ngang giao với đường sắt để kiến nghị đường sắt và chính quyền địa phương lắp đặt gác chắn, đèn tín hiệu… tăng cường tuyên truyền kỹ năng tham gia giao thông.

Cùng chuyên mục

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với TP. Hà Nội về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

Phó Thủ tướng Thường trực làm việc với TP. Hà Nội về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 ngày trước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài tại Hà Nội.

Chống gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Chống gian lận thương mại, hàng giả, kém chất lượng: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 ngày trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp mù mờ về Luật thậm chí còn không nắm rõ các kiến thức cơ bản trong các điều Luật, thông tư, hướng dẫn quy định về hành vi sản xuất, buôn bán, gian lận thương mại, quản lý mỹ phẩm. Điều này khiến cho quá trình vận hành doanh nghiệp dễ vướng vào vòng lao lý.