Công an Hà Nội đồng loạt triển khai lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn Lễ Quốc tang
GIA BẢO - YẾN NHI - NGUYỄN TRIỆU
Thứ năm, 25/07/2024 - 13:29
(PLPT) - Sáng ngày 25/7, tại các chốt an ninh trực quanh khu vực Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội - nơi diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các chiến sĩ công an Hà Nội đã có mặt từ rất sớm, trang nghiêm thực hiện nhiệm vụ.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội là người đầu tiên quẹt thẻ VNeID để xác nhận danh tính. (Ảnh: Nguyễn Triệu)
Trên tinh thần nêu cao
trách nhiệm, nhiệm vụ đồng thời cũng là tình cảm, sự tri ân của Công an Thủ đô
đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các cán bộ, chiến sĩ Thủ đô quyết tâm
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ngay từ sáng sớm, rất
đông người dân từ khắp nơi đã đổ về khu vực Nhà tang lễ Quốc gia để được hướng
dẫn tham gia lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những người dân được các
chiến sĩ công an Hà Nội chu đáo hướng dẫn các thủ tục đảm bảo không khí lễ Quốc
tang diễn ra trang nghiêm.
Theo chương trình, Lễ
viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5
Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7h - 22h ngày 25/7/2024 và từ 7h - 13h
ngày 26/7/2024. Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h
ngày 26/7/2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà Nội. Lễ an
táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thành phố Hà Nội.
Quán triệt chỉ đạo của
Trung ương, Bộ Công an và Thành phố Hà Nội, tại Hội nghị triển khai phương án bảo đảm
an ninh trật tự Lễ Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Công an Thành phố Hà Nội
cho biết đã xây dựng phương án triển bảo đảm an ninh, an toàn quá trình diễn ra
Lễ Quốc tang trên địa bàn thành phố với 6 mục tiêu, yêu cầu cần đạt được trong
quá trình thực hiện.
Các chiến sĩ công an Hà Nội hướng dẫn người dân quẹt thẻ VNeID để xác nhận danh tính. (Ảnh: Nguyễn Triệu)
Công an Thành phố Hà Nội đảm
bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang Tổng Bí thư; công tác bảo vệ phải
được triển khai ở cấp độ cao nhất; Quán triệt phương châm “chủ động phòng ngừa,
phát hiện từ sớm, xử lý từ xa, giải quyết triệt để” các nguyên nhân, điều kiện
gây mất an ninh, an toàn cho các hoạt động của Lễ Quốc tang.
Triển khai đồng bộ các
biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc, dự báo sát tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn
chặn, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bị động, bất ngờ trong công tác bảo
vệ.
Đảm bảo tốt trật tự an
toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng; phòng chống cháy, nổ; không
để xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông trên các tuyến đường hoạt động, các địa
điểm diễn ra các hoạt động Lễ Quốc tang, đặc biệt là bảo vệ an ninh, an toàn
các Đoàn khách quốc tế đến viếng.
Các chiến sĩ công an Hà Nội hướng dẫn tận tình người dân thực hiện các thao tác (Ảnh: Nguyễn Triệu)
"Đây là trách
nhiệm, nhiệm vụ nhưng cũng là tình cảm, sự tri ân của cán bộ, chiến sĩ của Công
an Thủ đô với sự cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư với đất nước, dân
tộc", Trung tướng Nguyễn Hải Trung nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai phương
án bảo đảm an ninh trật tự Lễ Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.