Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Chính phủ: Một bộ phận nhân dân sang chấn tinh thần rất nặng nề do bão lũ

Khánh Huyền Thứ bảy, 28/09/2024 - 15:46
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, hậu quả và những ảnh hưởng của cơn bão số 3 là hết sức nặng nề. Thiệt hại về người rất lớn, nhiều người mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Tinh thần của một bộ phận nhân dân sang chấn rất nặng nề.

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. (Ảnh: VGP)

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết với tinh thần làm việc cả ngày Thứ Bảy vì đồng bào bão lũ, thiên tai, Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3; trên cơ sở đó thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng nêu rõ, Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tinh thần của nhân dân. Hậu quả và những ảnh hưởng của cơn bão là hết sức nặng nề. Thiệt hại về người rất lớn, nhiều người mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Tinh thần của một bộ phận nhân dân sang chấn rất nặng nề. Nhiều gia đình vẫn phải ở trong những nơi ở tạm, nhiều bản làng vẫn phải rất lâu mới có thể trở lại bình thường.

Nhiều công trình hạ tầng cầu, đường… bị sập đổ, đang được khắc phục để duy trì giao thông thông suốt cho người dân; hạ tầng điện, nước, sóng được khẩn trương khôi phục. Hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng Quân đội đang tích cực xây dựng cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập.

Nhiều chính sách của Chính phủ đang được tích cực thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng thiên tai đã phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại; đồng thời nhận được sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng bào và doanh nghiệp trên cả nước.

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 9/9, trong lúc đang mưa lũ do hoàn lưu bão, Bộ Chính trị đã họp, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung ứng phó với bão lũ.

Với tinh thần nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị, các cuộc họp, ban hành nhiều công điện; lãnh đạo Chính phủ đã kiểm tra trực tiếp tại các địa phương; gần đây nhất là tổ chức Hội nghị ngày 15/9.

Ngay sau Hội nghị, ngày 17/9 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143-NQ/CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình, hỗ trợ nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Gần đây nhất, ngày 27/9, Thủ tướng ban hành Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương các Thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các lực lượng chủ công như quân đội, công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương… trực tiếp ứng phó tại hiện trường.

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng cũng biểu dương các tập đoàn trong lĩnh vực điện lực, viễn thông đã vào cuộc ngay, tích cực; cảm ơn nhân dân, doanh nghiệp đã luôn chia sẻ, đồng hành, rất ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Thời gian của Hội nghị ít, công việc nhiều, yêu cầu cao, đòi hỏi phải có hiệu quả ngay sau hội nghị, với tinh thần "tất cả vì nhân dân, tất cả vì sự phát triển đất nước", khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Thủ tướng đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến, khẳng định những việc đã làm được, làm tốt, chỉ rõ những việc làm chưa tốt, tồn tại, hạn chế, khó khăn...

Đồng thời, góp ý vào văn bản chỉ đạo phù hợp là sản phẩm của Hội nghị để tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu đề ra nhanh chóng ổn định tình hình, hỗ trợ nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

Trong chương trình thăm cấp Nhà nước Mông Cổ, sáng 1/10, tại Thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quy định mới về thanh toán điện tử giao thông đường bộ từ 01/10

Quy định mới về thanh toán điện tử giao thông đường bộ từ 01/10

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Theo Nghị định, thanh toán tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín.

Tài khoản giao thông VETC là gì? Quy định mới về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông từ 01/10/2024

Tài khoản giao thông VETC là gì? Quy định mới về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông từ 01/10/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Tại Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Chính phủ nêu rõ quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông từ ngày 01/10/2024.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Giải trình rõ vì sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250 km/h

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Giải trình rõ vì sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250 km/h

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ hiện đại và giải trình rõ vì sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.

Tăng cường hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ

Tăng cường hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, cần đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam - Mông Cổ, góp phần thiết thực củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Ông Bùi Huy Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ông Bùi Huy Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Ông Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/9/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.

Điện mừng 75 năm Quốc khánh Trung Quốc

Điện mừng 75 năm Quốc khánh Trung Quốc

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

Trong điện mừng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta bày tỏ đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, cải cách mở cửa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 75 năm qua.