Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nêu hàng loạt đề xuất tại Hội nghị thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp
Nhật Duy
Thứ bảy, 21/09/2024 - 20:58
(PLPT) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn.
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước diễn ra ngày 21/9, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup đã có những đóng góp ý kiến, đề xuất sáng kiến để chung tay phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Là doanh nghiệp sở hữu 6 thương hiệu thuộc top 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Vingroup chia sẻ, Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã thể hiện sự quan tâm, động viên và là hành động truyền lửa để cộng đồng doanh nghiệp như Vingroup có thêm động lực, năng lượng phấn đấu phát triển kinh tế hơn nữa.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vin Group phát biểu tại hội nghị (Ảnh: VGP).
Phổ cập tiếng Anh, hướng đến công dân toàn cầu
Tại Hội nghị, ông Phạm Nhật Vượng đã đưa ra loạt đề xuất về các nhóm vấn đề.
Về vấn đề về đào tạo, ông Vượng đề xuất Chính phủ đẩy mạnh đào tạo và phổ cập tiếng Anh không chỉ ở các trường công lập mà còn đào tạo cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu.
"Tập đoàn Vingroup và các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia tài trợ cho giáo viên tăng cường lên vùng sâu vùng xa. Nếu chúng ta đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu vùng xa đến các thành thị thì giống như chúng ta tạo "cần câu cơm" tốt hơn cho trẻ ở những vùng khó khăn, góp phần phát triển các vùng này trong tương lai", ông Vượng nói.
Thứ 2, ông Vượng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn…
"Cùng với thời gian, chúng ta sẽ tạo ra một lượng lớn lao động trong ngành này. Thực tế, ngành này sẽ có tương lai hơn rất nhiều so với các ngành khác", Chủ tịch HĐQT Vingroup nhìn nhận.
(Ảnh: VGP)
Về vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội, Tập đoàn đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục, vì hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận.
Theo ông Phạm Nhật Vượng, nếu các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh.
Đồng thời, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng đề nghị Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung và phân khu, quy hoạch chi tiết và liên khu đoàn. Điều đó sẽ rút ngắn được từ 6-9 tháng cho công tác này.
Tiếp đến, ông Vượng đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, tức là phải có hầm để xe, phải có khu vui chơi cho trẻ cũng như các tiện ích khác… Trong nhóm nhà ở xã hội, cũng cần dành riêng khu cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, quân đội.
Vị tỷ phú cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia chuỗi công nghiệp phụ trợ.
"Nếu đẩy mạnh việc này thì chúng ta sẽ có ngành công nghiệp phụ trợ rất mạnh. Bước đầu, hiện nay chúng ta đã có một số doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất công nghiệp", ông Phạm Nhật Vượng nói thêm.
Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không. Trong khi đó nhiều quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn
Từ ngày 19 đến 21/5/2025, tại Saint - Petersburg, Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn pháp luật quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII. Đây là diễn đàn thường niên được tổ chức từ năm 2011 đến nay, thu hút sự tham gia của chính khách, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về luật pháp của Nga và các quốc gia khác tham dự.
Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh trong đó có tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản.
Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).
Phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước lần đầu tiên được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, trong quá trình triển khai thực hiện, quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, cần nhận diện những yếu kém, bất cập, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.