Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bị lừa hơn 1 tỷ đồng vì tin lời hứa hẹn 'việc nhẹ lương cao': Cảnh giác với nạn lừa đảo xuất khẩu lao động

Yến Nhi Thứ tư, 16/10/2024 - 09:15
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Một nhóm người đã bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng bởi một nữ cộng tác viên hứa hẹn việc làm tại nước ngoài với mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt. Các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi này.

Ảnh minh họa.

Nhiều người bị lừa vì tin lời nữ cộng tác viên xuất khẩu lao động

Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Lương Thị Hoài (SN 1989, trú ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Bị hại trong vụ án là 14 cá nhân có nhu cầu xuất khẩu lao động.

Theo cáo buộc, Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Vinacom) có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung ứng và quản lý nguồn lao động. Ngày 28/11/2014, Công ty Vinacom được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tháng 9/2016, Công ty Vinacom ký hợp đồng lao động với Đào Quốc Vinh (SN 1983), trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ của Vinh là hỗ trợ công ty tìm kiếm đối tác có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi lao động tại Nhật Bản để giới thiệu cho doanh nghiệp và tư vấn thực tập sinh trong phạm vi cho phép.

Đến tháng 6/2019, Đào Quốc Vinh thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Dịch vụ Vinacom) với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo và thương mại. Công ty Dịch vụ Vinacom không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ngày 1/7/2019, Công ty Vinacom chấm đứt hợp đồng lao động với Vinh. Tuy nhiên, công ty này vẫn ký biên bản thỏa thuận với nội dung, Vinh tiếp tục tìm kiếm đối tác Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam để giới thiệu cho doanh nghiệp này.

Về phía Vinh, sau khi thành lập công ty của riêng mình, anh ta đã thuê Lương Thị Hoài làm cộng tác viên với mức lương 5 triệu đồng/tháng (không có hợp đồng lao động).

Theo thỏa thuận, Hoài có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu đơn hàng thực tập sinh của công ty cho các lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thu hồ sơ và thu tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu lao động thành công, Hoài sẽ được Vinh trả thêm tiền hoa hồng.

Quá trình thực hiện công việc, Hoài đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với các khách hàng rằng bị can là nhân viên của Công ty Vinacom, có khả năng đưa người đi lao động tại Nhật Bản theo diện Visa với chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/ người.

Người lao động sẽ nộp tiền thành 2 đợt. Thời gian xuất cảnh dự kiến từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và nộp tiền. Hoài trực tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ thông qua người môi giới.

Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020, Lương Thị Hoài đã tư vấn, giới thiệu nhiều đơn hàng đi lao động tại Nhật Bản, trực tiếp nhận 14 bộ hồ sơ và nhận tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của 14 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 14 người, Hoài chỉ chuyển 1 bộ hồ sơ và số tiền 10 triệu đồng cho Đào Quốc Vinh. 13 bộ hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để các bị hại được xuất khẩu lao động theo thỏa thuận mà chiếm đoạt chi tiêu cá nhân.

Trong số 14 bị hại trên có các chị H.T.L (SN 1996, ở Ninh Bình), chị T.T.T.M (SN 1990, ở Vĩnh Phúc) và anh T.D.N (SN 1992, ở Phú Thọ).

Theo cáo trạng, thông qua mối quan hệ xã hội, 3 bị hại trên quen biết với Lương Thị Hoài. Bị can giới thiệu bản thân có khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với mức chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người, thời gian được xuất cảnh từ 4 đến 6 tháng. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ và tiền để Hoài làm các thủ tục xuất ngoại.

Tin tưởng thông tin Hoài giới thiệu, từ ngày 16/8/2019 đến ngày 3/12/2019, 3 bị hại trên đã trực tiếp đến Công ty Dịch vụ Vinacom đưa hồ sơ và tổng số tiền 286 triệu đồng cho bị can. Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 3 bị hại trên, Hoài chỉ chuyển cho anh Đào Quốc Vinh bộ hồ sơ của anh N. và 10 triệu đồng.

Số hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không nộp, không liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động cho 3 bị hại nêu trên. Quá hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nên làm đơn tố giác hành vi lừa đảo.

Cảnh báo giả mạo lừa đảo đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc

Vừa qua, Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phát đi cảnh báo về thông tin giả mạo, lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Đối với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng thường mạo danh các công ty môi giới lao động hợp pháp bằng cách tạo trang web giả mạo hoặc cung cấp giấy tờ giả. Tinh vi hơn, các đối tượng còn tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ tại các địa phương, hứa hẹn việc làm tại nước ngoài với mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt.

Đối tượng đưa ra lời hứa hẹn về chi phí xuất khẩu lao động thấp hơn so với mức thông thường và thu nhập cao. Tiếp đó, yêu cầu người lao động nộp một khoản tiền lớn để làm thủ tục hoặc chi phí đầu vào trước khi ký hợp đồng chính thức.

Người lao động sau khi nộp tiền môi giới, chi phí hồ sơ sẽ không thể liên lạc lại với đối tượng lừa đảo hoặc được đưa sang nước ngoài với công việc, thu nhập khác xa so với lời hứa ban đầu.

Trước tình hình lừa đảo, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người lao động nên tìm hiểu kỹ về các chương trình xuất khẩu lao động qua các nguồn chính thống, như các cơ quan chính phủ, đại sứ quán hoặc các tổ chức có uy tín.

Người lao động tuyệt đối không tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn, nhưng thiếu cơ sở pháp lý; thực hiện kiểm tra danh tính của các tổ chức, xác minh thông qua các trang web chính thức của cơ quan chức năng; chỉ tham gia các chương trình xuất khẩu lao động thông qua các công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép; tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao động rõ ràng với các điều khoản về công việc, thu nhập, chi phí cụ thể.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Trung tâm Lao động ngoài nước là đơn vị sự nghiệp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, là cơ quan duy nhất được Bộ giao phối hợp với HRD Korea triển khai thực hiện Chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Luật Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS - Visa E9).

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  8 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  22 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều