Tầm nhìn - Chính sách

Bộ Công thương đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Khánh Huyền Thứ năm, 17/10/2024 - 18:05
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành mà dựa trên đó các ngành công nghiệp khác tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp và kinh tế khác; là cơ sở thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cấp trình độ của toàn bộ nền công nghiệp và các ngành kinh tế khác; có tác động lan toả và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao.

Do các đặc điểm nêu trên, các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung.

Bộ Công thương đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay, hạn chế thứ nhất là chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa.

Hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể hóa về việc xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, then chốt cũng như chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển các ngành này (danh mục các ngành công nghiệp trọng điểm có hiệu lực pháp lý thấp, lạc hậu so với thực tế). Việc thiếu các quy định này dẫn đến việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, các Chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương và địa phương phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Thứ hai, pháp luật hiện hành về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghiệp trọng điểm còn rời rạc, hiệu lực pháp lý thấp hoặc chưa được xây dựng.

Các giải pháp hỗ trợ về thị trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp; Cơ chế, chính sách cho ứng dụng, chuyển giao, cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp – đặc biệt là các công nghệ then chốt trong các ngành công nghiệp trọng điểm còn thiếu tính bền vững, dài hạn không phù hợp với đặc thù của các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, mặc dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên các chính sách được ban hành rất chậm.

Các cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa được cụ thể hóa…

Thứ tư, môi trường kinh doanh thời gian qua tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến tính ổn định trong việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm vốn yêu cầu các chính sách cần mang tính ổn định, dài hạn, tầm nhìn chiến lược.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm còn rất nhiều hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, thiếu vốn tự có, thiếu minh bạch tài chính, thiếu tài sản thế chấp, thiếu phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến không đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh...

Vì vậy, việc ban hành Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng đến xây dựng nền công nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kiến tạo được một số đột phá về chính sách, pháp luật để xử lý các điểm nghẽn cơ bản trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng từ chiều rộng sang theo chiều sâu, từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao đồng thời tạo đột phá về quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp thông qua tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các Bộ, ngành địa phương trong khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương.

Đề xuất 2 chính sách

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm với 2 chính sách sau:

Chính sách 1: Khuyến khích sản xuất, chế tạo trong nước các sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Mục tiêu của chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm; nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp. Khắc phục từng bước tình trạng sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh; thúc đẩy việc hình thành chuỗi giá trị công nghiệp thông qua các chính sách phát triển doanh nghiệp dẫn đầu.

Khắc phục sự thiếu tính chiến lược, kế hoạch trong định hướng phát triển công nghiệp trong thời gian qua; làm căn cứ bảo đảm tính khả thi trong việc bố trí các nguồn lực phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành trọng điểm, then chốt, có ý nghĩa quan trọng, đòn bẩy trong quá trình công nghiệp hóa, tránh việc áp dụng quá rộng rãi các cơ chế ưu đãi khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, vừa không hiệu quả, vừa gây lãng phí nguồn lực nhà nước; bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm.

Chính sách 2: Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu của chính sách là phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp quốc phòng.

Đồng thời, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực này.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với các ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng dự Hội nghị BRICS mở rộng: Tâm thế của ngoại giao thời đại mới

Thủ tướng dự Hội nghị BRICS mở rộng: Tâm thế của ngoại giao thời đại mới

Tầm nhìn - Chính sách -  47 phút trước

Từ ngày 23-24/10 tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có chuyến công tác tới TP. Kazan, Liên bang Nga để tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí trước sự kiện này.

Luật Dược sửa đổi: Giải ngân 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu hoàn toàn không khả thi

Luật Dược sửa đổi: Giải ngân 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu hoàn toàn không khả thi

Tầm nhìn - Chính sách -  48 phút trước

(PLPT) - Liên quan đến chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng việc giải ngân 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu là hoàn toàn không khả thi, cần phát xem xét lại nội dung này.

Dự thảo Luật Dược được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện

Dự thảo Luật Dược được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Tại phiên họp sáng 22/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật Dược đã được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện.

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đổi mới tư duy và hành động

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đổi mới tư duy và hành động

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Quốc hội, trong vai trò là cơ quan lập pháp tối cao, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng trong từng quy trình xây dựng pháp luật để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của xã hội hiện đại.

Vướng mắc về chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Vướng mắc về chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - 13/14 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do còn vướng mắc về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (Chỉ số SIPAS).

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: 'Toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó'

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: 'Toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó'

Tầm nhìn - Chính sách -  20 giờ trước

(PLPT) - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước khẳng định sẽ luôn vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Ông Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp.

Đọc nhiều