Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Đấu tranh "không vùng cấm" với tội phạm tham nhũng, chức vụ, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Thứ năm, 17/10/2024 - 15:03

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới đây có báo cáo về công tác của Viện trưởng Viện KSNDTC, gửi kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Theo báo cáo, chỉ tính riêng 1 năm trở lại đây, tội phạm tham nhũng, chức vụ bị khởi tố mới tăng 17,1%. Phát hiện nhiều loại tội phạm với phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp. Đáng lưu ý, cơ quan điều tra VKSNDTC đã phát hiện nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp và kh...

Nhiều loại tội phạm với phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp

Báo cáo nhận định năm 2024, trên phạm vi cả nước, tình hình an ninh, chính trị cơ bản được bảo đảm. Tuy nhiên tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp và tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tội phạm tham nhũng, chức vụ, đã khởi tố mới 1.027 vụ (tăng 17,1%). Các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.

Phát hiện nhiều loại tội phạm với phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin. Cùng đó là tội phạm trên không gian mạng, tội phạm liên quan đến nhiều lĩnh vực như đấu thầu, đất đai, tài chính, ngân hàng, giáo dục, xăng dầu, khai thác tài nguyên...

Nhiều vụ án lớn, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp tiếp tục bị phát hiện, khởi tố, điều tra. Trong số này, nhiều vụ liên quan đến các bộ, ngành, địa phương, có sự câu kết chặt chẽ, tinh vi giữa cán bộ nhà nước với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, kinh doanh điện, xăng dầu.

Điển hình như vụ án vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; buôn lậu xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương, Công ty CP đất hiếm Việt Nam và các đơn vị có liên quan.

Hay như vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan.

Hoặc vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil...

Khởi tố nhiều bị can nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ trong hoạt động tư pháp

Đáng lưu ý, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phát hiện nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp và khởi tố nhiều bị can nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản... Riêng năm 2024, đã khởi tố mới 76 vụ tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (tăng 24,6%), trong đó chủ yếu liên quan các hành vi nhận hối lộ…

Báo cáo dẫn điển hình, là vụ điều tra viên, cán bộ điều tra Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nhận hối lộ 1,3 tỉ đồng giúp các bị can tại ngoại. Hay vụ Nguyễn Văn Bi, chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã thu tiền của người phải thi hành án nhưng chiếm đoạt 608 triệu đồng để sử dụng cá nhân...

Báo cáo cũng chỉ rõ qua hoạt động kiểm sát điều tra cho thấy cơ quan điều tra các cấp còn để xảy ra những vi phạm pháp luật trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Những vi phạm điển hình được liệt kê như không thụ lý giải quyết hoặc thụ lý giải quyết không đúng thẩm quyền một số nguồn tin về tội phạm. Không gửi hoặc chậm gửi quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm cho viện kiểm sát; vi phạm thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm; tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm không đúng quy định pháp luật. Cùng với đó là vi phạm thời hạn điều tra; vi phạm pháp luật trong việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng; việc phân loại, bố trí tạm giữ, tạm giam không đúng quy định...

2-1729146881.jpg
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết qua hoạt động kiểm sát điều tra năm 2024 đã khởi tố nhiều cán bộ ngành công an, kiểm sát, tòa án, thi hành án.

Theo báo cáo, cơ quan điều tra Viện tối cao đã thụ lý, điều tra 55 vụ/115 bị can nguyên là điều tra viên, cán bộ điều tra ngành công an (số cũ 11 vụ/39 bị can; số mới thụ lý, khởi tố 41vụ/76 bị can; số phục hồi 3 vụ)…để xử lý về các tội nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; giả mạo trong công tác; dùng nhục hình; làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc...

Báo cáo cũng cho hay ngành kiểm sát đã phát hiện một số vi phạm, thiếu sót của công chức, kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Như một số vụ án phải rút một phần quyết định truy tố, một số cán bộ, kiểm sát viên có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ...Cơ quan điều tra Viện tối cao đã khởi tố điều tra 4 vụ/10 bị can là công chức ngành kiểm sát về tội nhận hối lộ.

Với hoạt động xét xử, quá trình kiểm sát đã phát hiện một số tòa án còn để xảy ra những vi phạm pháp luật, như vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử, hoãn phiên tòa; gửi, tống đạt bản án, quyết định của tòa án; thời hạn gửi thông báo thụ lý vụ, việc dân sự và chuyển hồ sơ.

Đáng lưu ý, một số cán bộ, thẩm phán của cơ quan tòa án vi phạm pháp luật như nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án...Cơ quan điều tra Viện tối cao đã thụ lý, điều tra 11 vụ/13 bị can là công chức ngành tòa án về các tội nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc.

Trong hoạt động thi hành án hình sự, dân sự, hành chính cũng cho hay còn để xảy ra vi phạm...Với hoạt động bổ trợ tư pháp, báo cáo cho biết trong năm 2024, các vi phạm xảy ra tập trung chủ yếu liên quan tới hoạt động định giá tài sản tại các địa phương.

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao còn thụ lý, điều tra 18 vụ với 21 bị can là công chức cơ quan thi hành án dân sự về các tội: tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.


Theo báo cáo của Viện KSND tối cao, từ 1.10.2023 đến 30.9.2024, riêng về tội phạm tham nhũng, chức vụ, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố mới 1.027 vụ, tăng 17,1%. Đã khởi tố mới 76 vụ tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (tăng 24,6%), trong đó chủ yếu liên quan các hành vi nhận hối lộ.

Trong đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã thụ lý, điều tra 55 vụ với 115 bị can nguyên là điều tra viên, cán bộ điều tra ngành công an để xử lý về các tội: nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ và quyền hạn, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án…

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao khởi tố điều tra 4 vụ với 10 bị can là công chức ngành kiểm sát về tội nhận hối lộ. Với hoạt động xét xử, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng đã thụ lý, điều tra 11 vụ với 13 bị can là công chức ngành tòa án.


Cùng chuyên mục

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.