Tầm nhìn - Chính sách

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thứ sáu, 16/05/2025 - 09:20
Nghe audio
0:00

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, cuối giờ sáng ngày 15/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Theo Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày trước Quốc hội, Dự thảo Nghị quyết tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách, cần tháo gỡ ngay, tác động lớn đến niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung, thuộc thẩm quyền của Quốc hội; đồng thời, không thuộc phạm vi điều chỉnh của các Luật có trong Chương trình xây dựng pháp luật Kỳ này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Dự thảo thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực và Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.

Quang cảnh phiên họp.

Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ trưởng cho biết, Dự thảo quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, tiếp cận nguồn lực, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Quy định về nguyên tắc xử lý các vi phạm, giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh, giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn.

Về nội dung hỗ trợ tiếp cận tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh gồm có quy định các chính sách hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, cụ thể là hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình Dự thảo nghị quyết.

Đối với hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng sẽ quy định hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các dự án xanh, tuần hoàn…; mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tài chính, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

Đối với nội dung: Hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực, dự thảo Nghị quyết quy định hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi thuế cho các hoạt động này; nhà nước hỗ trợ xây dựng, hoặc thuê, mua các nền tảng dùng chung; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành đến năm 2030.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất 2 chính sách hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong: bao gồm đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, quan trọng quốc gia. Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, Thường trực Uỷ ban tán thành với sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn xây dựng ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn; tán thành với phạm vi điều chỉnh và phạm vi thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội như Chính phủ đề xuất. Nội dung dự thảo Nghị quyết phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh; bảo đảm yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên để bảo đảm hiệu quả thực hiện, đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc rà soát dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và cân đối nguồn lực thực hiện cơ chế, chính sách theo Nghị quyết như ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra.

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, nguyên tắc xử lý các sai phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi đề nghị Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao quan tâm chỉ đạo xem xét, đánh giá lại công tác triển khai thực hiện để có giải pháp chấn chỉnh. Cùng đó là sớm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng nội dung này sau khi Nghị quyết được ban hành; đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều này sau khi Nghị quyết được ban hành, khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tại các luật liên quan để nâng cao hiệu lực pháp lý và bảo đảm tính ổn định, lâu dài của quy định.

Về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cũng đề nghị nghiên cứu hoàn thiện quy định hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ để tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư bảo đảm tính khả thi của quy định, tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Về hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng: Để bảo đảm chính sách hỗ trợ lãi suất tại khoản 1 Điều 9 dự thảo Nghị quyết thực sự phát huy hiệu quả, cần rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, bảo đảm quy định rõ ràng về tiêu chí xác định đối tượng cho vay, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết và Nghị quyết số 68-NQ/TW, bảo đảm cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại thực hiện nguyên tắc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị rà soát các nội dung mang tính tổ chức thực hiện, có khả năng phải thay đổi thường xuyên theo tình hình thực tế, không thuộc thẩm quyền Quốc hội xem xét, quyết định; hiện nay, các cơ quan của Chính phủ vẫn đã và đang triển khai thực hiện một số nội dung; đề nghị quy định tại văn bản của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW và Kết luận số 119-KL/TW.

Theo: quochoi.vn

Cùng chuyên mục

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 và Nghị quyết thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Ngày 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư: “Nếu có thể, sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản”

Tổng Bí thư: “Nếu có thể, sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản”

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nếu có thể, sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản. Dự kiến kỳ Đại hội sau, có thể tính toán bổ sung Cương lĩnh phát triển đất nước để có tầm nhìn dài hơn, định hình sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới như thế nào, khi đó mới xem xét sửa đổi Hiến pháp.

Thủ tướng: Chúng ta bình tĩnh, bản lĩnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới

Thủ tướng: Chúng ta bình tĩnh, bản lĩnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới, chúng ta đã bình tĩnh, bản lĩnh, chủ động tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp và đạt kết quả bước đầu tích cực. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên Hoa Kỳ đồng ý đàm phán.

Chính sách pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; quy chế tuyển dụng công chức viên chức… là một số chính sách pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.