Chi tiết dự kiến tên gọi các tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
PV
Thứ hai, 14/04/2025 - 09:51
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Chi tiết dự kiến tên gọi các tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất. (Đồ họa: TTXVN)
Chi tiết dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm hành chính (tỉnh lỵ) của đơn vị hành chính mới sau sáp nhập
I- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hóa.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp
nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên
là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang
hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh
Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên
là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên
hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa
Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh
Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên
là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện
nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên
là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện
nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy
tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố
Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định;
lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh
Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên
là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy
tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà
Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên
là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện
nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên
là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, lấy
tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình
Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh
Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là
tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương
và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị
- hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên
là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện
nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là
tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh
Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại
thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà
Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh
Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy
tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền
Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là
tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên
là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau ba ngày làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
(PLPT) - Theo Kế hoạch, việc sắp xếp đơn vị hành chính, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp” diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.