Tầm nhìn - Chính sách

Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71 trên thế giới

Yến Nhi Thứ năm, 19/09/2024 - 14:49
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Theo báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024 của Liên Hợp Quốc, vị trí xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam tăng 15 bậc, xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam đứng thứ 71 trong Khảo sát Chính phủ điện tử lần thứ 13 của Liên hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (E-Government Development Index - EGDI) của Liên Hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI ở mức rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên Hợp Quốc năm 2003.

Chủ đề của báo cáo năm nay là "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền vững" để nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chuyển đổi số, Chính phủ số để các quốc gia trên thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, về giá trị, chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2024 đạt 0,7709 điểm, được xếp vào nhóm các nước có EGDI ở mức rất cao (có 39,4% các quốc gia được xếp ở nhóm này) và cao hơn so với chỉ số EGDI trung bình của thế giới (0,6382), của khu vực Châu Á (0,6990), cũng như của khu vực Đông Nam Á (0,6928).

So với năm 2022, chỉ số EGDI của Việt Nam đã tăng 13,6%, với các chỉ số thành phần đều có sự tăng trưởng về giá trị và xếp hạng.

Chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII) đạt 0,8780, xếp thứ 67, tăng 7 bậc so với năm 2022. Chỉ số Nguồn nhân lực (HCI) đạt 0,7267, xếp thứ 79, tăng 36 bậc so với năm 2022. Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (OSI) đạt 0,7081, xếp thứ 75, tăng 1 bậc so với năm 2022.

Liên hợp quốc đánh giá Việt Nam cùng với 3 quốc gia Indonesia, Philippines, Brunei ở khu vực Đông Nam Á có giá trị EGDI chuyển từ nhóm cao lên nhóm rất cao. Trong đó, Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam về những nỗ lực trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ công trực tuyến.

So với 55 quốc gia trong nhóm có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có EGDI ở mức rất cao (4 quốc gia khác là Ukraina; Mongolia; Uzbekistan và Philippines).

Với kết quả xếp hạng vượt bậc này, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng chính phủ điện tử tăng ít nhất 05 bậc tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; đồng thời thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, nỗ lực của cơ quan nhà nước các cấp đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để triển khai chuyển đổi số quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thực hiện các giải pháp để tiếp tục nâng cao thứ hạng Chỉ số chính phủ điện tử, chính phủ số của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc; từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác đặc xá được triển khai chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật

Bảo đảm công tác đặc xá được triển khai chặt chẽ, nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Để việc xét duyệt đặc xá bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu…, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cơ quan chức năng tập trung kiểm tra, xem xét, đánh giá công khai, minh bạch.

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Bổ sung kinh phí trợ cấp người có công với cách mạng

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương rà soát, báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nhu cầu kinh phí năm 2024 để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với các Đại sứ không thường trú các nước châu Phi

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm việc với các Đại sứ không thường trú các nước châu Phi

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chúc mừng các Đại sứ không thường trú vừa trình Thư ủy nhiệm lên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ vui mừng khi được gặp gỡ 16 đại diện ngoại giao của các quốc gia bạn bè châu Phi.

Tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ

Tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ

Tầm nhìn - Chính sách -  17 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Văn Long mong muốn Phó Đại sứ Courtney Beale, trên cương vị của mình, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung cũng như quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và cơ quan chức năng Hoa Kỳ nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu.

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  22 giờ trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  23 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  23 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Đọc nhiều