Tầm nhìn - Chính sách

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Phương Thúy Thứ tư, 18/09/2024 - 16:42
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Chuyển đổi số trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải. (Ảnh: quochoi.vn)

Cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, cần nghiên cứu, làm sâu sắc hơn vấn đề liên quan tới biện pháp về công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và tiêu cực.

Đồng tình với nhiều biện pháp đã nêu trong Báo cáo, tuy nhiên Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị Chính phủ cần quan tâm thêm đến công tác chuyển đổi số, Báo cáo cần nêu đậm nét hơn nữa công tác chuyển đổi số trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

“Ở đây nêu các dịch vụ hành chính công, tiêu dùng không dùng tiền mặt, v.v. Báo cáo đã nêu nhiều biện pháp nhưng tôi đề nghị cần có những mô hình thí điểm hoặc đánh giá, tổng kết đậm nét hơn về những kiến nghị trong vấn đề chuyển đổi số trong công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực thời gian tới đây như thế nào?”, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu rõ.

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, hiện nay Ban Dân nguyện đã có phần mềm về quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và phần mềm quản lý kiến nghị của cử tri, đã kết nối tới các Đoàn đại biểu Quốc hội để các Đoàn đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thành phố cập nhật vào.

Tuy nhiên, Trưởng Ban Công tác đại biểu bày tỏ băn khoăn, nếu tổng thể trên toàn quốc thì đây chỉ là kênh bên khối dân cử, còn kênh bên khối thanh tra, thanh tra các tỉnh, thành phố để phối hợp và khai thác đến mức độ nào, cấp quyền khai thác đến đâu, đại biểu Quốc hội có thể được cấp quyền sử dụng phần mềm này? Đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ quan tâm thêm việc kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt đối với các cấp xã, phường.

Cần phân tích, làm rõ thêm về công tác phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy. (Ảnh: quochoi.vn)

Góp ý vào nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành một loạt các quy định liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong từng lĩnh vực cụ thể và đây cũng là cơ sở chính trị hết sức quan trọng trong việc triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phương Thủy nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ có nêu tình hình về công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực nhưng khi phân tích, đánh giá về từng mặt hoạt động cụ thể mới chỉ tập trung vào mảng công tác về phòng, chống tham nhũng, về phần tiêu cực, lợi ích nhóm chưa thấy được đề cập.

“Mặc dù nội dung này trong Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 9/2023, Thường vụ có yêu cầu cần bổ sung phần đánh giá liên quan đến công tác phòng, chống tiêu cực, nhưng trong báo cáo năm nay chúng tôi thấy nội dung này hết sức mờ nhạt và cũng chưa được phân tích, đánh giá làm rõ”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nêu rõ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, đây chính là những mảng chúng ta còn chưa có những quy định cụ thể cũng như cách thức triển khai thực hiện còn chưa rõ, chưa thống nhất, do đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Cơ bản nhất trí với những giải pháp, biện pháp phòng, chống tham nhũng được nêu trong Báo cáo, tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy đề nghị ngoài những biện pháp liên quan đến hoàn thiện pháp luật, thể chế, cần rà soát, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cần thiết để có cơ sở pháp lý xử lý một cách dứt điểm và có hiệu quả các vấn đề phát sinh từ việc xử lý các hậu quả của các vụ án về tham nhũng.

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao giúp nghiên cứu, rà soát và đề xuất những giải pháp để xử lý các vấn đề vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư cũng như liên quan đến việc quản lý đất đai trong các kết luận về thanh tra, kiểm tra, các bản án tại một số tỉnh, thành phố.

“Vừa qua án tham nhũng chúng ta đã xử lý xong, nhưng hậu quả còn lại, quyền lợi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan không phải là những cơ quan trực tiếp liên quan đến hành vi tham nhũng nhưng có bị ảnh hưởng, bị tác động, vậy bây giờ xử lý những việc đó như thế nào? Chúng tôi thấy các cơ quan còn rất nhiều vướng mắc và đến nay cũng chưa thấy giải pháp để xử lý vấn đề này như thế nào?”, đại biểu Nguyễn Phương Thủy băn khoăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho rằng, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này thì sẽ gây lãng phí nguồn lực rất lớn về đất đai cũng như các dự án đang triển khai phải dừng lại để chờ quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, vì vậy, đây cũng là nội dung cần phải tập trung giải quyết trong năm 2025. “Các vụ án tham nhũng đã được phát hiện và xử lý, nhưng hậu quả của tham nhũng cũng không thể bị kéo dài, gây ra những sự lãng phí các nguồn lực của xã hội”, đại biểu nêu rõ.

Cùng quan điểm nêu trên, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, hiện nay tất cả các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đã quán triệt tới các đơn vị, các cấp, các ngành đều nhấn mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đề nghị Báo cáo của Chính phủ cần đánh giá sâu sắc hơn về công tác phòng, chống tiêu cực.

“Ở đây tiêu cực chính là tham nhũng vặt, là những biểu hiện hàng ngày, v.v. Tôi nghĩ rằng, biểu hiện trước của tham nhũng là tiêu cực. Đối với những biểu hiện của tiêu cực, đề nghị cần đánh giá sâu sắc, kỹ hơn”, Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. (Ảnh: quochoi.vn)

Làm rõ thêm ý kiến về Báo cáo của Chính phủ chỉ mới đánh giá được những nội dung về tham nhũng nhưng chưa đánh giá sâu và làm rõ về tiêu cực, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá mang tính định lượng về tiêu cực, mà đánh giá tiêu cực hiện nay chỉ mang tính định tính và chủ yếu là suy thoái, biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

“Mới đây tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, từ tiêu cực dẫn đến tham nhũng và tiêu cực là nguyên nhân chính dẫn tới tham nhũng và là một trong những nguyên nhân của tham nhũng”, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết.

Do vậy, để khắc phục vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, tới đây các cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho Chính phủ, kể cả Ban Chỉ đạo xác định tiêu chí và làm rõ hơn việc này. Vì thực tế “tiêu cực” mới được đưa vào trong chỉ đạo từ thời nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2022, nên đây là một khái niệm mới và nội dung mới.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều