Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ?

Yến Nhi Thứ tư, 02/10/2024 - 06:02
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ công việc và hoạt động kinh doanh. Người lao động băn khoăn, liệu công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ?

Nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ công việc. (Ảnh minh họa)

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019).

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; Không quá 40 giờ trong 01 tháng; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động muốn người lao động làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của người lao động.

Do đó, nếu nhân viên không đồng ý làm thêm giờ thì công ty không có quyền ép nhân viên ở lại "tăng ca".

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà người lao động không được từ chối làm thêm giờ, cụ thể được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, nếu không nằm trong các trường hợp đặc biệt nêu trên thì công ty không có quyền ép buộc người lao động làm thêm giờ nếu như người lao động không đồng ý.

Thời gian làm việc đối với người lao động

Điều 105 Bộ Luật lao động 2019 quy định về thời gian làm việc bình thường của người lao động, như sau:

- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

- Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Pháp Luật cũng quy định về thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111 Bộ Luật lao động 2019 như sau:

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

- Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, thời gian làm việc của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, làm việc theo tuần thì thời gian làm việc không được quá 10 giờ trong 01 ngày và cũng không được quá 48 giờ trong 01 tuần.

Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục và trong trường hợp đặc biệt thì người lao động có thể tự sắp xếp nhưng phải bảo đảm người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Pháp luật quy định xử phạt hành vi làm thêm giờ ra sao?

Nếu công ty ép buộc người lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt vi phạm hành chính gấp 2 lần so với cá nhân.

Bên cạnh đó, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.

- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%.

- Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Bộ luật Lao động đã quy định như vậy nên công ty nào không thực hiện là vi phạm pháp luật. Khi đó, người lao động có thể phản ánh đến Công đoàn cơ sở để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

(PLPT) - Trong ngày đầu thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với nhiều trường hợp học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh...

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thi hành Luật Đất đai 2024.

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Từ 1/1/2025, thời gian làm việc của người lái xe phải bảo đảm theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo đó, tài xế lái xe kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch.

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì phát tán tin nhắn rác.

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Từ vụ cô gái 9X lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng với chiêu trò huy động vốn đầu tư bất động sản, cùng điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến mà người dân dễ 'sập bẫy' nhất.

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Có đối tượng giả danh một nhà sư thường xuyên làm từ thiện để kêu gọi, quyên góp ủng hộ tiền. Nhóm đối tượng khác giả danh thầy tu để bán thuốc chữa bệnh xương khớp 'dỏm'.

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 3.700 phạm nhân có đủ điều kiện được hưởng đặc xá từ ngày 01/10. Đáng chú ý, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách được đặc xá đợt này.