Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng
Phương Thúy
Thứ hai, 18/11/2024 - 14:43
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Bắt giữ 12 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng 2.000 tỷ đồng
Các đối tượng liên quan trong vụ việc bị bắt giữ.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, điều hành đường dây này đa số là các đối tượng hình sự cộm cán, hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, ma mãnh nhằm qua mắt cơ quan chức năng.
Cụ thể, sau thời gian tập trung lực lượng, phương tiện tiến hành xác minh nhân thân, lai lịch, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, ngày 16/11, Phòng An ninh mạng phối hợp Công an quận Hải Châu và Công an TP Hồ Chí Minh huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ chia thành 12 Tổ công tác, đồng loạt bắt giữ và khám xét khẩn cấp chỗ của 12 đối tượng có liên quan tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
12 đối tượng bị bắt giữ gồm: Nguyễn Duy Khanh (45 tuổi), Trần Thanh Long (34 tuổi), Trần Minh Châu (45 tuổi), Nguyễn Hữu Huy (50 tuổi), Hồ Gia Hân (33 tuổi), cùng trú quận Hải Châu, Đà Nẵng; Trần Hoài Nam (42 tuổi) và Nguyễn Văn Lạc (49 tuổi), cùng trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng; Trần Minh Sơn (42 tuổi) và Phạm Sỹ Thành (44 tuổi), trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng; Nguyễn Gia Phúc (35 tuổi), trú quận 1 và Trần Quốc Trí (42 tuổi), trú quận 12, TP Hồ Chí Minh cùng Trần Trọng Đức (40 tuổi), huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Đấu tranh bước đầu, các đối tượng khai nhận, khoảng tháng 5/2024, Nguyễn Duy Khanh liên hệ với một người đàn ông tên Tèo (chưa rõ nhân thân, lai lịch) để lấy một tài khoản cấp siêu tổng Super Master của nhà cái trên trang cá độ bóng đá có mã là V39B1, hạn mức là 900.000 YEN (chín trăm ngàn Yên Nhật).
Sau khi có tài khoản, Khanh móc nối với nhiều đối tượng khác hình thành một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc quy mô lớn trên không gian mạng. Khanh sử dụng tài khoản cấp siêu tổng nêu trên để chia tách thành nhiều trang mạng tổng đại lý (Master), tổng (Agent) và thành viên (member) để giao lại cho các con bạc đầu mối cấp dưới.
Từ tháng 5/2024 đến khi bị bắt, các đối tượng đã tổ chức đánh bạc, đánh bạc với số tiền khoảng 2.000 tỷ đồng.
Cơ quan công an cũng thu giữ hàng chục thiết bị điện tử, hơn 10.000 trang tài liệu và tang vật khác có liên quan đến hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Quy định của pháp luật về hành vi đánh bạc qua mạng
Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018).
Tại khoản 1 Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có:
Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu, …; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân...
Xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Do đó, hành vi đánh bạc qua mạng tức là đánh bạc bằng máy sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người đánh bạc qua mạng còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Xử lý hình sự
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc như sau:
- Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu tổ chức đánh bạc qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
- Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
+ Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".
Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.