Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Yến Nhi Thứ hai, 30/09/2024 - 15:19
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Có đối tượng giả danh một nhà sư thường xuyên làm từ thiện để kêu gọi, quyên góp ủng hộ tiền. Nhóm đối tượng khác giả danh thầy tu để bán thuốc chữa bệnh xương khớp 'dỏm'.

"Trụ sở" làm việc của ổ nhóm lừa đảo. (Ảnh: CACC)

Giả danh thầy tu quảng cáo, bán thuốc 'dỏm' chữa bệnh xương khớp

Công an huyện Ba Vì - Hà Nội vừa bắt giữ 15 đối tượng liên quan đến việc giả danh thầy tu bán thuốc nam, quảng cáo về công dụng khi chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng.

Nhóm đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để lừa đảo những người có nhu cầu chữa bệnh xương khớp, quảng cáo các sản phẩm không có công dụng thực sự, từ đó thu lời bất chính.

Vật chứng thu giữ gồm 42 điện thoại di động, 15 máy tính cá nhân, 11 xe máy, 1 máy tạo viên thuốc, 16 gói thuốc lá cây, cùng nhiều tài liệu khác...

Cơ quan chức năng cũng thu giữ thêm 41 hộp thuốc chữa xương khớp và dạ dày từ 15 bị hại ở các quận, huyện của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc...

Theo lời khai của các đối tượng, đầu năm 2023, Trần Huy Hoàng (sinh năm 2002, hộ khẩu thường trú tại thôn Quang Ngọc, xã Vạn Thắng, Ba Vì) quen biết với Dương Quốc Lập (sinh năm 1998, trú tại huyện Bình Lục, Hà Nam).

Hoàng và Lập nhận thấy nhu cầu mua thuốc nam của người dân tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm do sư thầy T.T.H. sản xuất. Do đó, Hoàng và Lập đã quyết định giả danh thầy tu trên để bán các sản phẩm tự chế, nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Để thực hiện kế hoạch, Hoàng thuê một căn nhà tại huyện Ba Vì làm văn phòng làm việc cho cả nhóm, gồm những người không có việc làm ổn định, được Hoàng lôi kéo tham gia. Các đối tượng sử dụng Facebook để quảng cáo, đồng thời giả danh thầy tu, giả mạo giọng nói của thầy T.T.H. qua điện thoại để lừa khách hàng.

Những loại thuốc mà nhóm đối tượng này bán được chế tạo từ lá và thân nhiều loại cây như cây sung nước, xấu hổ, lá lốt..., nhập với giá thấp nhưng bán ra từ 250.000-300.000 đồng/hộp.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, nhóm đã giao thành công hơn 1.400 đơn hàng, tổng trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng. Nhóm có phân vai cho các đối tượng làm nhiệm vụ quảng cáo, giới thiệu và tư vấn trên mạng xã hội Facebook; thu mua nguyên liệu, giao hàng cho khách; hỗ trợ phân chia thông tin khách hàng, trực tiếp tham gia quảng cáo, bán sản phẩm; nhận sản phẩm, in đơn, đóng gói, gửi hàng qua đơn vị vận chuyển trung gian…

Qua vụ việc trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Ba Vì khuyến cáo người dân cần cẩn trọng hơn khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe qua mạng xã hội. Khi có nhu cầu, người dân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế và nhà thuốc được cấp phép, tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Ba Vì đang tiếp tục mở rộng vụ án.

Giả danh nhà sư để lừa đảo kêu gọi từ thiện

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao bắt giữ Lê Trung Thành (40 tuổi, trú tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc) về hành vi giả danh nhà sư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra ban đầu, từ tháng 12/2021, Lê Trung Thành lập tài khoản Facebook "Mái Ấm Tình Thương" rồi giả danh một nhà sư có uy tín, thường xuyên làm từ thiện và được nhiều người biết đến, để kêu gọi, quyên góp ủng hộ tiền.

Thành đã lên mạng lấy các bài viết kêu gọi ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh rồi copy, sửa lại số tài khoản nhận tiền, sau đó đăng tải vào các hội nhóm để kêu gọi tiền ủng hộ.

Lê Trung Thành (giữa) bị bắt vì hành vi giả danh nhà sư rồi lừa đảo kêu gọi từ thiện chiếm đoạt tài sản. (Ảnh: CAND)

Từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2023, Lê Trung Thành đã lừa hàng trăm người trên cả nước và chiếm đoạt hơn 200 triệu đồng.

Khi bị nhiều người phát hiện và tố giác trên mạng xã hội, Thành đã khóa tài khoản, tạo lập các tài khoản Facebook ảo khác để rao bán hàng hóa và vé máy bay trực tuyến. Từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2024, Thành đã lừa hàng chục người, chiếm đoạt số tiền 200 triệu đồng bằng thủ đoạn bán hàng hóa, vé máy bay giả. Tổng số tiền mà đối tượng đã chiếm đoạt từ hành vi lừa đảo của mình lên hơn 400 triệu đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý Lê Trung Thành theo quy định của pháp luật.

Trước đó, kẻ xấu đã có thư và lời giả mạo Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, trụ trì chùa Từ Đàm, về việc kêu gọi đóng tiền tổ chức "Khóa tu mùa hè năm 2024". Sự việc nghiêm trọng này được chùa Từ Đàm kịp thời phát hiện ngay sau khi có một phật tử liên lạc về thông báo đã gửi gần 150 triệu đồng để ủng hộ "Khóa tu mùa hè năm 2024".

Theo cơ quan chức năng, trong thư kêu gọi có ảnh chữ ký của Hòa thượng Thích Hải Ấn và dấu của Học viện Phật giáo. Thư của đối tượng lừa đảo mạo danh mời người chuyển tiền tham gia Ban Tổ chức, hỗ trợ việc tổ chức khóa tu mùa hè năm 2024.

Để tạo niềm tin cho các phật tử và nhiều người dân, các đối tượng còn tạo nhóm liên lạc qua zalo, lấy logo và nội dung nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau các lần đóng góp, để xét duyệt việc các phụ huynh gửi con tham dự khóa tu.

Đồng thời, kẻ gian còn gửi cả hình ảnh căn cước công dân cá nhân để tạo lòng tin và có những lưu ý: "…các Phật tử cảnh giác trước những hành vi lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo rất… tinh vi", yêu cầu phụ huynh "phải xóa toàn bộ thông liên hệ để tranh việc vị kẻ xấu lợi dụng"… Những thủ đoạn của kẻ xấu đã khiến nhiều người tin tưởng chuyển tiền ủng hộ và đăng ký cho con em.

Hòa thượng Thích Hải Ấn cho biết, những sự việc kêu gọi liên quan tới khóa tu mùa hè, thư mời tham gia Ban Tổ chức khóa tu "Tuổi trẻ hướng thiện"… trên mạng xã hội không liên hệ tới Hòa thượng. Hòa thượng khẳng định việc chụp lại chữ ký, khuôn dấu và các lời kêu gọi tiền, thư xác nhận… nhân danh Hòa thượng và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế trong việc tổ chức khóa tu mùa hè 2024 đều là giả mạo.

"Quý Phật tử nên tỉnh giác, xin hoan hỷ liên lạc trực tiếp với chúng tôi hoặc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế trước khi có các quyết định về mọi việc. Đừng vội đọc một vài thông tin trên mạng để bị lợi dụng, như các trường hợp đáng tiếc đã xảy ra", Hòa thượng Thích Hải Ấn chia sẻ.

Hay vừa qua, sau vụ cháy chùa Thuyền Lâm ở TP Huế (Thừa Thiên Huế), trên mạng xã hội xuất hiện bài viết có nội dung kêu gọi hỗ trợ thiệt hại để sửa chữa chùa. Cụ thể, trong bài đăng trên Facebook của tài khoản "Chùa Thuyền Lâm-TP Huế" có đoạn viết: "Với tâm nguyện được hộ trì tam bảo kính mong quý phật tử, quý nhà hảo tâm gần xa phát tâm chút tịnh tài để phục hồi khu vực chánh điện thuộc khuôn viên chùa. Và các pho tượng bị hư hại ban đầu diện tích khoảng 200m²… Cuối bài đăng còn để lại số tài khoản và mang tên Đinh Đức Nam, sư tăng Thích Đức Nam để Phật tử, nhà hảo tâm gửi vào "hùn phước".

Chỉ sau vài giờ đăng tải, bài viết nhận được về nhiều lượt chia sẻ. Tuy nhiên, qua xác minh của cơ quan Công an TP Huế thì bài viết này do kẻ xấu tạo nên với mục đích lừa đảo phật tử và các nhà hảo tâm.

Qua những vụ việc nói trên, cơ quan Công an khuyến cáo người dân, cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, tín đồ tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng nêu cao tinh thần cảnh giác trước các thông tin giả mạo trên, tuyệt đối không chuyển tiền vào các tài khoản của những người mà mình chưa hề biết.

Trong trường hợp phát hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Mạo danh công an kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) thông tin về 2 hình thức lừa đảo chủ yếu qua điện thoại trong thời gian gần đây.

Theo đó, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thông tin về hình thức lừa đảo mạo danh công an vận động chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ ngay sau khi bão số 3 đi qua.

Các đối tượng lừa đảo tự xưng là cán bộ công an gọi điện kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Người dân tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân sẽ bị chiếm đoạt.

Việc lợi dụng thiên tai, lũ lụt để thực hiện các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc. Đồng thời, đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác.

VNCERT/CC cũng lưu ý người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới Doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu có hiện tượng trên.

Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.

Hình thức lừa đảo thứ hai là các đối tượng mạo danh các cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm.

Cụ thể, hệ thống tiếp nhận phản ánh về tin nhắn, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156 của VNCERT/CC gần đây tiếp nhận nhiều ý kiến về việc có kẻ mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo.

Với hình thức này, các đối tượng lừa đảo liên tục tung nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt mới nhất là thủ đoạn "thông báo, hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm xe". Các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ của Cục Đăng kiểm hoặc Sở Giao thông vận tải, thông báo "Yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định theo quy định của Thông tư mới". Để thực hiện đổi tem trực tuyến, người dân làm theo hướng dẫn của các đối tượng.

Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân điền thông tin cá nhân và chuyển khoản khoản phí gọi là phí đổi tem. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, đối tượng thực hiện các biện pháp như chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo, nếu người dân có nhu cầu, thắc mắc thay đổi tem đăng kiểm, vui lòng tra cứu thông tin, trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Trong ngày đầu thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với nhiều trường hợp học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh...

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thi hành Luật Đất đai 2024.

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Từ 1/1/2025, thời gian làm việc của người lái xe phải bảo đảm theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo đó, tài xế lái xe kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch.

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

(PLPT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì phát tán tin nhắn rác.

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Từ vụ cô gái 9X lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng với chiêu trò huy động vốn đầu tư bất động sản, cùng điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến mà người dân dễ 'sập bẫy' nhất.

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 3.700 phạm nhân có đủ điều kiện được hưởng đặc xá từ ngày 01/10. Đáng chú ý, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách được đặc xá đợt này.

Hà Nội: Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng

Hà Nội: Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của đối tượng lạ mới quen trên mạng, một người đàn ông tại Hà Nội bị lừa mất gần 30 tỷ đồng thông qua hình thức đầu tư tiền ảo.