Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Yến Nhi Thứ ba, 22/10/2024 - 09:54
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Ngày 21/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã làm việc với các đơn vị đề Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; về tổng rà soát pháp luật liên quan đến lĩnh vực Lý lịch tư pháp và triển khai Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp về Lý lịch tư pháp.

Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Theo đó, Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực quản lý, điều hành; tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lý lịch tư pháp; tăng cường công tác xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp và thực hiện tốt công tác cấp Phiếu Lý lịch tư pháp theo quy định pháp luật.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu đổi mới tổ chức của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bảo đảm tinh gọn về bộ máy, biên chế; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng và nhiệm vụ phù hợp quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác Lý lịch tư pháp trong tình hình mới.

Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án xác định các nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2024-2025 gồm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp; tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp; kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Trong giai đoạn 2026-2030, tập trung vào các nhiệm vụ gồm: Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả cho công tác Lý lịch tư pháp và tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế; đổi mới mô hình tổ chức của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Tiếp đó, báo cáo rà soát pháp luật trong lĩnh vực Lý lịch tư pháp, Lãnh đạo Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cho biết: Trung tâm đã thực hiện nghiên cứu rà soát 8 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong lĩnh vực Lý lịch tư pháp bao gồm Luật Lý lịch tư pháp, 1 Nghị định, 1 Thông tư liên tịch, 5 Thông tư.

Qua rà soát, Trung tâm nhận thấy một số vấn đề chưa thống nhất, phù hợp giữa pháp luật về Lý lịch tư pháp với pháp luật về hình sự và pháp luật có liên quan như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam…

Do đó, Trung tâm đề xuất tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2010/NĐ-CP; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 9/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc yêu cầu cần rà soát tổng thể quy định pháp luật có liên quan đến Lý lịch tư pháp, đánh giá sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, tránh cản trở việc thực hiện quyền con người, quyền công dân, công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng lưu ý việc rà soát cần bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ, chính xác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đặc biệt cần đáp ứng yêu cầu bối cảnh trong tình hình mới theo hướng đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý nhà nước.

Đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/BCSĐ ngày 26/8/2024 của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp về tăng cường lãnh đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Lý lịch tư pháp đến năm 2030, Thứ trưởng yêu cầu Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ để rà soát, hoàn thiện các nội dung đúng tiến độ đề ra.

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 giờ trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều