Bộ Công an đề xuất quy định mới về tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy
(PLPT) - Bộ Công an đề xuất nhiệm vụ của cán bộ tuần tra, kiểm soát trên đường thủy; xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát.
Thông tin được nêu trong công văn của VKSND Tối cao gửi Bộ Công an về việc đóng góp ý kiến cho hồ sơ dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Đây là một trong những nội dung thẩm định dự thảo thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất bỏ Cơ quan điều tra VKSND Tối cao trong hệ thống cơ quan điều tra. Hai cơ quan điều tra trong công an và quân đội giữ nguyên.
Nêu ý kiến về việc này, VKSND Tối cao cho rằng cần giữ nguyên quy định về Cơ quan điều tra VKSND Tối cao. Hiện, việc sắp xếp cơ quan điều tra là tinh gọn đầu mối trong từng cơ quan của Bộ Công an, Quốc phòng, VKSND Tối cao. Dự thảo "gom các cơ quan điều tra trong từng bộ, ngành lại với nhau sẽ không bảo đảm khách quan, độc lập".
Theo quy định, VKS là cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. VKS tham gia tất cả hoạt động tố tụng tư pháp hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, từ giai đoạn tiếp nhận giải quyết tin báo đến khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. VKS còn trực tiếp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp. Do vậy có điều kiện để phát hiện xử lý các tội phạm trong lĩnh vực tư pháp hiệu quả hơn các cơ quan khác, nội dung công văn thể hiện.
Là hệ thống cơ quan độc lập và Viện trưởng VKSND Tối cao báo cáo kết quả công tác trực tiếp trước Quốc hội, VKSND Tối cao cho rằng đơn vị có vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và trong lĩnh vực tư pháp nói riêng. "Cơ quan điều tra VKSND Tối cao điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội về tham nhũng chức vụ trong hoạt động tư pháp góp phần làm trong sạch nền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người", VKSND Tối cao nêu quan điểm.
Theo VKSND Tối cao, các cơ quan hiện nay đều thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn làm tốt. Như Bộ Công an vừa điều tra, vừa giám định tư pháp về hình sự, chức năng tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Bộ Quốc phòng quản lý toàn bộ hệ thống tư pháp trong quân đội, gồm cả cơ quan điều tra, VKS và tòa án quân sự.
Viện dẫn kinh nghiệm quốc tế, VKSND Tối cao thấy tại một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, kiểm sát viên (hoặc công tố viên) sẽ thực hiện hoạt động điều tra. Đặc biệt ở Trung Quốc, hệ thống cơ quan điều tra của VKS được tổ chức từ trung ương đến một số tỉnh để điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
Về bản chất, VKSND Tối cao cho rằng hoạt động điều tra là công tác nối dài của quyền công tố, nhằm phòng ngừa oan sai, chống vi phạm trong hoạt động tố tụng tư pháp.
Tại phiên họp hội đồng thẩm định dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) do Bộ Tư pháp chủ trì, chiều 5/4, bà Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Pháp chế, VKSND Tối cao cho rằng việc không tiếp tục tổ chức cơ quan điều tra trong VKS là vấn đề lớn, cần được đánh giá tác động đầy đủ, khách quan và có sự thống nhất cao giữa các cơ quan.
Theo bà Chi, thiết chế lập và kiểm sát tư pháp gắn với VKS đã tồn tại 63 năm, góp phần bảo đảm hiệu quả công tố và kiểm sát điều tra. Nếu loại bỏ cơ quan điều tra riêng của VKS sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi các chức năng này.
Cũng tại cuộc họp, thiếu tướng Nguyễn Thanh Huy, Cục trưởng Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng, đề nghị giữ nguyên mô hình tổ chức, thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân và VKSND Tối cao như hiện nay.
Trước ý kiến đóng góp cho dự thảo của VKSND Tối cao, Bộ Công an giải thích việc phân định rõ chức năng của cơ quan điều tra, VKS, Tòa án là để không chồng lấn về thẩm quyền.
Theo đó, VKSND Tối cao vừa có thẩm quyền điều tra, vừa có thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Nếu vẫn duy trì Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao sẽ không bảo đảm tính khách quan. Nhất là trong trường hợp cán bộ VKS phạm tội song VKSND Tối cao lại vừa điều tra vừa kiểm sát.
Ngoài ra, dự thảo đề xuất bổ sung thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an với tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Các sai phạm này xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án. Hiện nay, việc điều tra nhóm này thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao.
Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10. Dự thảo do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, gồm 9 chương, 54 điều; giảm một chương và 19 điều so với luật hiện hành.
Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 đang áp dụng có một chương quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao và Cơ quan điều tra VKS Quân sự trung ương. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị này là điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Trong đó người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
(PLPT) - Bộ Công an đề xuất nhiệm vụ của cán bộ tuần tra, kiểm soát trên đường thủy; xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát.
(PLPT) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Làng Sen 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê”, chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
(PLPT) - Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa có mục đích xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
(PLPT) - Theo Bộ Tài chính, cần tiếp tục xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa quy trình thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung
Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Tạp chí Pháp luật và phát triển trân trọng gửi đến quý độc giả toàn văn diễn văn của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam.